Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ khi trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.883 ca tử vong, tăng 3% so với trước đó một ngày.



Chuyển thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 tới nhà tang lễ ở New York, Mỹ, ngày 24/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bùng phát, Mỹ đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca nhiễm, trong đó có 64.789 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.

Trước đó cùng ngày, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm của Mỹ (FDA) thông báo đã cấp phép để sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Theo thông báo, FDA sẽ trao quyền cho công ty dược phẩm Gilead Sciences để sử dụng khẩn cấp thuốc kháng virus Remdesivir, mở ra cơ hội sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện của Mỹ trong thời gian tới. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ hiện cũng đã lên kế hoạch đẩy nhanh việc bào chế vaccine với mục tiêu có 100 triệu liều vào cuối năm 2020. 

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế Adolfo Lopez Mateos ở Toluca, Mexico ngày 9/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng ngày, Bộ Y tế Mexico thông báo số ca mắc COVID-19 đã lên đến 20.739 người, tăng thêm 1.515 ca. Trong khi đó, số ca tử vong là 1.972 người và 15.446 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, Cơ quan y tế cảnh báo tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở nước này sẽ ở mức cao do trên 70% dân số mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và béo phì. Hiện tại, tỷ lệ tử vong tại Mexico là 9,5%.

Nhằm ngăn chặn dịch lây lan, cơ quan chức năng kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm những biện pháp về phòng bệnh, ở nhà, tránh ra đường khi không cần thiết và thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 30/5, và khuyến cáo người dân không đến các vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao. Dự báo đỉnh dịch sẽ diễn ra vào tuần tới và kéo dài trong vòng 3 tuần.

Bất chấp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Mexico lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế tại một số bang kiểm soát tốt dịch bệnh từ ngày 17/5 tới, trong khi các bang còn lại sẽ được hoạt động bình thường trở lại từ ngày 1/6.


                            Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


“Đợt thử thách thứ hai” đối với nước Pháp

Chính phủ Pháp đã quyết định duy trì thời hạn dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào ngày 11-5, khi đó người dân có thể di chuyển tới các vùng khác nhau trên đất Pháp. Tuy nhiên, giai đoạn tới sẽ là "đợt thử thách thứ hai" đối với nước Pháp với hai mục tiêu quan trọng nhất là khống chế hẳn bệnh dịch và khôi phục hoạt động trên nhiều lĩnh vực.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 28/4: Trên 3 triệu người mắc bệnh, số ca tử vong vượt 200.000 người

Theo trang thống kê toàn cầu worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng 28/4 (theo giờ VN), trên thế giới có tổng cộng 3.058.552 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 211.177 ca tử vong. Số trường hợp phục hồi là 919.727 người.

Tỷ lệ tử vong tại Pháp, Tây Ban Nha và Italy giảm mạnh

Tối 26-4, Bộ Y tế Pháp cho biết, có thêm 242 người tử vong sau một ngày, mức thấp nhất trong năm tuần qua. Tây Ban Nha và Italy cũng ghi nhận số ca tử vong thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 3 với 288 và 260 trường hợp ở mỗi nước.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 27/4: Thế giới gần 3 triệu ca mắc bệnh, "tâm dịch Mỹ" chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Trong 24 giờ qua, thế giới đã ghi nhận 71.669 trường hợp nhiễm COVID-19 và 3.658 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 toàn cầu gần chạm ngưỡng 3.000.000 người. Đại dịch nhìn chung đang có xu thế giảm ở nhiều nước, song "tâm dịch Mỹ” diễn biến vẫn rất căng thẳng.

Cây cầu mới của Ấn Độ có nguy cơ gây xích mích biên giới với Trung Quốc

Ấn Độ đã thi công cây cầu mới tại vùng Đông Bắc hẻo lánh, vị thế khiến các chuyên gia dự đoán có thể châm ngòi tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

Hơn 190.000 người chết vì nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận hơn 190.000 người chết trong hơn 2,7 triệu ca nhiễm nCoV, các điểm nóng vẫn ở Mỹ và châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục