Bắc Kinh có thể bầu một ứng viên châu Phi cho vị trí Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang khiến cơ quan này trì trệ hoạt động.



Cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria bà Ngozi Okonjo-Iweala là một trong 8 ứng viên cho "ghế nóng" WTO.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), trong số 8 ứng viên tranh cửtiếp quản vị trí người đứng đầu WTO thay ông Roberto Azevedo, có tới 3 ứng viên là người châu Phi.

Cụ thể, Ai Cập tiến cử Hamid Mamdouh – cựu nhân viên ngoại giao đồng thời từng là một quan chức WTO hỗ trợ phác thảo thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán Uruguay. Trong khi đó, Nigeria lựa chọn cựu Bộ trưởng Tài chính và Ngoại giao Ngozi Okonjo-Iweala, còn Kenya tiến cử cựu Chủ tịch Hội đồng WTO Amina Mohamed. Bà Mohamed – hiện giữ chức Bộ trưởng Văn hóa và Thể thao Kenya – từng tranh cử vị trí Tổng Giám đốc WTO vào năm 2013 song không thành công.

Theo một cố vấn chính phủ Trung Quốc giấu tên, do ông Azevedo là người Brazil nên Trung Quốc có thể không mấy ủng hộ một người kế nhiệm Mỹ Latinh. Song dù bất kỳ ai đảm trách vị trí này, người đó sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn: Đem đến hơi thở cuộc sống mới cho tổ chức đang bị trì trệ.

"Một tổng giám đốc mạnh mẽ có thể phá vỡ sự bế tắc của tổ chức và cũng cần có sức mạnh để cân bằng cũng như hòa giải lợi ích của các thành viên tổ. Đó sẽ là một thách thức khó khăn cho 8 ứng cử viên. Nếu Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ có thể hợp tác, chúng ta có thể thấy một tổng giám đốc mới với sức ảnh hưởng ít hơn”, vị cố vấn lý giải.

Anh tiến cử Liam Fox – cựu Bộ trưởng Thương mại ủng hộ kế hoạch Brexit. Trong khi đó, các ứng viên còn lại là Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee, cựu Phó Tổng Giám đốc WTO người Mexico Jesus Seade Kuri, cựu Ngoại trưởng Moldova Tudor Ulianovschi và cựu Bộ trưởng Kinh tế Saudi Arabia Mohammed Al-Tuwaijri.

Ông William Reinsch – chuyên gia thương mại làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) trụ sở ở Washington (Mỹ) – cho biết nhìn chung các ứng viên châu Phi nhận được sự ủng hộ lớn song vấn đề then chốt ở đây là liệu rằng nhân vật đó có thể khiến châu lục đoàn kết.

"Nếu có thể, thì ứng viên đó sẽ có lợi thế rất lớn. Song nếu châu Phi bị chia rẽ, các ứng viên khác sẽ có nhiều cơ hội hơn”, chuyên gia Reinsch nhận định.

Liên minh châu Phi từng lên kế hoạch thu hẹp các ứng viên của châu lục chỉ xuống còn một ứng viên tiềm năng, nhưng cho đến nay, vì sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mục tiêu đó vẫn chưa được hoàn thành.

Chuyên gia Reinsch cũng cho rằng Trung Quốc muốn ủng hộ ứng viên từ một quốc gia đang phát triển. "Tôi nghĩ Bắc Kinh sẽ cân nhắc những ứng viên châu Phi vì rõ ràng quốc gia này đang muốn tạo dựng mối quan hệ tốt với các nước châu Phi và đây là mục tiêu quan trọng đối với Trung Quốc”.

Hồi tháng 5 vừa qua, ông Roberto Azevedo tuyên bố rời khỏi vị trí Tổng Giám đốc WTO và nhấn mạnh quyết định này không xuất phát từ lý do sức khoẻ hay tham vọng chính trị.

Các hoạt động của WTO đã bị tê liệt từ cuối năm ngoái do chính quyền Tổng thống Donald Trump. Washington từ chối phê chuẩn những người được đề cử để lấp chỗ trống các thẩm phán giải quyết những tranh chấp thương mại. Theo quy định, bồi thẩm đoàn cần tối thiểu ba thẩm phán để ra phán quyết kháng cáo.

Để giải quyết vấn đề này, EU cùng 20 quốc gia khác đã nhất trí Thỏa thuận Trọng tài Tạm thời Nhiều bên, cho phép họ tự giải quyết tranh chấp thương mại.

Fredrik Erixon – chuyên gia thương mại quốc tế tại Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế châu Âu cótrụ sở tại Brussels – cho biết một ứng viên mà cả Mỹ và Trung Quốc đều chấp nhận sẽ là một phương án an toàn.

"Trên thực tế, WTO sẽ không còn là một cơ quan phù hợp cho chính sách thương mại nếu như các nước lớn rơi vào các cuộc xung đột thương mại”, chuyên gia Erixon lưu ý và cho rằng tốt hơn là nên chờ sau khi nước Mỹ kết thúc cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.


Theo Baotintuc

Các tin khác


WHO ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục

Ngày 12/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong ngày ở mức cao kỷ lục, với tổng cộng 230.370 ca trong vòng 24 giờ.

Tổng giám đốc WHO kêu gọi thế giới đoàn kết chống dịch

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã rơi lệ trong bài phát biểu kêu gọi thế giới đoàn kết chống Covid-19.

Nga xem xét nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế

Ngày 9-7, Hãng tin TASS cho biết, Cơ quan giám sát, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor), phối hợp Cục Vận tải hàng không Liên bang và Bộ Ngoại giao Nga đang bàn thảo, lên danh sách các quốc gia mà Nga dự định mở lại đường bay. Theo một nguồn tin ban đầu, danh sách này bao gồm 13 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Mưa dữ dội tại miền trung Nhật Bản, 220 nghìn người sơ tán

Ngày 8-7, mưa lớn trút xuống miền trung Nhật Bản, khiến chính quyền tỉnh Gifu phải ra lệnh cho khoảng 219 người dân di dời tới nơi an toàn. Tại tỉnh Kyushu, số người thiệt mạng do mưa và ngập lụt đã lên tới 56.

Cảnh báo nguy cơ phá hỏng thỏa thuận hạt nhân Iran

Thỏa thuận hạt nhân Iran, với tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), có thể bị phá hủy nếu lệnh cấm vận vũ khí đối với Tehran được gia hạn. Đại sứ Iran tại Nga, ông Kazem Jalali, trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 6-7 trên kênh truyền hình "Russia-24” của Nga, đã khẳng định điều này.

Trung Quốc nâng mức phản ứng khẩn cấp đối phó lũ lụt

Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 4-7, Trung Quốc nâng mức phản ứng khẩn cấp nhằm đối phó lũ lụt từ cấp 4 lên cấp 3 trong bối cảnh những trận mưa liên miên tiếp tục tàn phá các vùng đất rộng lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục