Ngày 1-8, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA) chính thức đi vào hiệu lực, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EU), đúng dịp hai bên kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 - 2020). Việc thực thi Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai bên và đưa quan hệ Việt Nam - EU lên tầm cao mới.
Việt Nam trao Công hàm thông báo việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA tới Phái đoàn EU tại Việt Nam. Ảnh Bộ ngoại giao
Trải qua 30 năm trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, quan hệ Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp và thực chất hơn, với việc Hiệp định khung về Ðối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA) chính thức được ký vào năm 2012 và được phê chuẩn vào năm 2016. Hợp tác chính trị giữa Việt Nam và EU ngày càng được thắt chặt bằng những chuyến thăm cấp cao, trao đổi đoàn các cấp và các cơ chế hợp tác song phương. Trong lĩnh vực kinh tế, EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 56,45 tỷ USD trong năm 2019. Hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, giáo dục, ứng phó biến đổi khí hậu... cũng được thúc đẩy và đạt nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, Việt Nam và EU cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn, cơ chế đa phương, góp phần thúc đẩy hợp tác và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ vì hòa bình, ổn định và phát triển.
EVFTA được khởi động đàm phán từ năm 2012 và được ký cùng Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào tháng 6-2019. Sau khi được Nghị viện châu Âu (EP), Hội đồng châu Âu (EC) và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong năm nay, EVFTA chính thức đi vào hiệu lực từ đầu tháng 8 này. Như Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) N.Au-đi-ê nhận định, EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do toàn diện và tham vọng nhất từng được ký giữa EU và một quốc gia đang phát triển. EVFTA sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, cân bằng giữa Việt Nam và EU như xóa bỏ rào cản thương mại và các dòng thuế theo lộ trình; tạo môi trường đầu tư cởi mở và thuận lợi, giúp doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường tiềm năng của nhau. Cùng với đó là những cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử...
Với những bước phát triển vững chắc sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, việc triển khai EVFTA sẽ góp phần xây dựng các khuôn khổ hợp tác quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU. Các lãnh đạo Việt Nam và EU đều khẳng định tầm quan trọng và cam kết phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả EVFTA, phát huy hiệu quả những lợi ích mà Hiệp định mang lại, góp phần phục hồi tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19. Bên cạnh việc tăng cường quan hệ tổng thể với EU, EVFTA cũng mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và từng nước thành viên EU.
Việc triển khai EVFTA cũng thể hiện sự coi trọng của Việt Nam và EU với nhau trong chiến lược đối ngoại, phát triển và hội nhập của mỗi bên. Theo Ðại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam P.A-li-bơ-ti, EVFTA cũng là cơ sở để hướng tới một hiệp định thương mại tự do giữa EU và ASEAN. Hiệp định EVFTA thể hiện mong muốn của EU nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với ASEAN và tham gia tích cực hơn vào các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Theo đó, EU ủng hộ vai trò của Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và EU, cũng như giữa ASEAN và EU trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.
Việc triển khai EVFTA sẽ tạo những dấu mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đóng góp vào xu thế chung về thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế. EVFTA đi vào thực thi cũng khẳng định quyết tâm của Việt Nam và EU nhằm nâng tầm và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện; đồng thời góp phần tăng cường gắn kết giữa hai khu vực.
Theo báo Nhân Dân
Một vụ tai nạn giao thông thảm khốc cướp đi sinh mạng 11 người đã xảy ra tại khu vực La Libertad, miền Bắc Peru, rạng sáng 29/7 (giờ Việt Nam).
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 192.310 trường hợp mắc COVID-19 và 3.610 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 16,6 triệu người.
Ngày 27/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo nước này ghi nhận số ca lây nhiễm COVID-19 mới cao nhất trong 24 giờ qua với gần 50.000 người được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 1.435.453 người.
Tính đến đầu giờ sáng 25-7 (giờ Việt Nam), theo số liệu trang Worldometers, thế giới ghi nhận gần 16 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 642 nghìn ca tử vong. Tính riêng trong 24 giờ qua, tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã ghi nhận thêm hơn 289 nghìn ca mắc mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin rằng ông muốn tránh một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Nga và Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 23/7, Đại sứ Pakistan tại Liên hợp quốc (LHQ), ông Munir Akram đã được bầu làm chủ tịch Hội đồng Kinh tế và xã hội LHQ (ECOSOC) nhiệm kỳ 2020-2021. ECOSOC gồm 54 thành viên và là một trong các cơ quan chính của LHQ, cùng với Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an.