Ngày 29-7, trong cuộc họp trực tuyến với giới chức Nga về tình hình dịch tễ học liên quan đại dịch Covid-19, Tổng thống nước này Vladimir Putin cho rằng diễn biến dịch bệnh ở Nga đã tạm thời ổn định, song cảnh báo tình hình vẫn phức tạp, khó lường và có thể xấu đi nhanh chóng.
Tổng thống Nga V. Putin chủ trì cuộc họp trực tuyến lớn về khả năng ứng phó làn sóng Covid-19 thứ hai. (Nguồn ảnh: Kremlin.ru)
Tại cuộc họp, giới chức Nga cũng đánh giá về khả năng sẵn sàng ứng phó của hệ thống y tế đất nước, trong việc chăm sóc sức khoẻ người dân ở giai đoạn thu đông sắp tới.
Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova, Bộ trưởng Bộ Y tế Mikhail Murashko, Giám đốc Cơ quan giám sát, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor) Anna Popova, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Sergei Tsyb và Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin đã báo cáo tình hình cụ thể với Tổng thống Putin.
Tính đến ngày 29-7, Nga đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cao thứ tư thế giới, với 828.990 trường hợp, trong đó có 13.673 ca tử vong. Tuy nhiên, Nga gần như đã dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế và giãn cách xã hội từ ngày 23-6, ngay trước thời điểm nước này tiến hành cuộc duyệt binh lớn ở Moscow mừng 75 năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc và cuộc bỏ phiếu toàn quốc về sửa đổi Hiến pháp.
Tổng thống Putin thông báo số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Nga đã giảm dần trong tháng 6 và tháng 7, đồng thời cho biết số ca nhiễm mới đã giảm một nửa kể từ mức đỉnh điểm hồi tháng 5.
Tuy nhiên, Tổng thống cảnh báo rằng tình hình vẫn phức tạp và dịch bệnh có thể diễn biến khó lường. Ông kêu gọi người dân Nga tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh dịch tễ như đeo khẩu trang và găng tay khi đi trên phương tiện công cộng, nhằm tránh viễn cảnh tồi tệ phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế, thậm chí là hạn chế quy mô lớn.
Tại cuộc họp này, giới chức Nga cũng khẳng định kế hoạch sẽ bắt đầu sản xuất hai loại vaccine tiềm năng vào tháng 9 và tháng 10 tới. Cụ thể, Phó Thủ tướng Tatyana Golikova cho biết hai loại vaccine này do Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ và vi sinh học Gamalei tại Moscow và Viện Công nghệ sinh học quốc gia Vector ở vùng Siberia bào chế.
Tính đến nay, đây là hai loại vaccine hứa hẹn nhất. Việc sản xuất loại đầu tiên sẽ bắt đầu vào tháng 9, trong khi vaccine còn lại sẽ được sản xuất từ tháng 10. Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh điều quan trọng là cần đạt đến sản phẩm cuối cùng "một cách cẩn trọng".
Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm Vector, Ilnaz Imatdinov, việc sản xuất trên dây chuyền công nghiệp vaccine ngừa corona virus có thể bắt đầu vào cuối năm 2020, đầu năm 2021. Trong khi đó, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Alexander Sergeev cho rằng Nga chỉ có thể bảo đảm một lượng vaccine đủ để tiêm chủng hàng loạt cho người dân vào đầu năm 2021.
Theo Nhandan.com.vn
Giới chức bang Tamaulipas (Đông Bắc Mexico) sáng 2/10 đã cập nhật số liệu mới về các trường hợp thương vong trong vụ sập mái nhà thờ ở giáo xứ Santa Cruz.
An ninh tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang được thắt chặt sau vụ đánh bom tự sát ngay trước tòa nhà Bộ Nội vụ ở thủ đô Ankara.
Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.