Kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Cameroon, Trung Quốc, Chile, Malta, Italy và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên, trong đó ứng cử viên của Malta đạt số phiếu cao nhất, 160/166 phiếu.


Toàn cảnh một phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 24/8, 166 quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã cùng lúc có mặt tại phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc để tham dự Hội nghị lần thứ 30 của Công ước (SPLOS) và bỏ phiếu kín bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020-2029.

Theo phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ), kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Cameroon, Trung Quốc, Chile, Malta, Italy và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên, trong đó ứng cử viên của Malta đạt số phiếu cao nhất, 160/166 phiếu.

Dự kiến ngày 25/8 (theo giờ bờ Đông nước Mỹ), hội nghị sẽ phải bỏ phiếu vòng hai để chọn một trong hai ứng cử viên của Brazil và Jamaica cho 1 vị trí còn lại của nhóm Mỹ Latinh và Caribe.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc được sử dụng để họp trực tiếp.

Cuộc họp diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu. Mỗi nước chỉ cử một đại diện đến dự họp.

Các đại biểu đến trụ sở Liên hợp quốc theo các khung giờ định sẵn cho mỗi nhóm nước và được yêu cầu không tiếp xúc gần nhau, luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét trong suốt quá trình ở trong trụ sở Liên hợp quốc.

Các đại biểu lần lượt bỏ phiếu theo thứ tự tên nước và rời trụ sở Liên hợp quốc ngay sau khi hoàn thành việc bỏ phiếu.

Hồi tháng Sáu, Liên hợp quốc đã tổ chức bầu cử các thành viên Hội đồng Bảo an và Hội đồng Kinh tế-Xã hội, nhưng hạn chế số lượng các đại biểu có mặt cùng lúc trong phòng họp.

Cuộc họp lần này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Liên hợp quốc đang thử nghiệm, kiểm tra các cách thức tiến hành các cuộc họp lớn, làm căn cứ quyết định các hình thức họp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

Tháng 9/2020 là tháng cao điểm của Liên hợp quốc với hàng loạt cuộc họp cấp cao định kỳ hàng năm, tiêu biểu là Phiên thảo luận chung Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc và nhiều sự kiện quan trọng khác.

Từ tháng 10 đến tháng 11, các Ủy ban chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ họp định kỳ để thảo luận trên 1.170 đề mục trong Chương trình nghị sự và thông qua hàng trăm nghị quyết, quyết định.

ITLOS được thành lập theo UNCLOS, gồm 21 thành viên do các nước thành viên Công ước bầu ra.

Theo kế hoạch, nhiệm kỳ của 7 thẩm phán đương nhiệm sẽ hết hạn vào ngày 30/9 tới./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Tăng cường các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng ngừa Covid-19

Chính phủ Bra-xin thông báo cho phép thử nghiệm lâm sàng tại nước này đối với loại vắc-xin phòng ngừa Covid-19 do Tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson nghiên cứu phát triển. Quy trình thử nghiệm giai đoạn 3 đối với loại vắc-xin mang tên Ad26 này sẽ được thực hiện trên 7.000 người tình nguyện trong độ tuổi từ 18 đến 60.

Tổng thống Mỹ Trump sẽ trao đổi với người đồng cấp Nga Putin về tình hình Belarus

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 cho biết ông sẽ trao đổi với Nga "vào một thời điểm” thích hợp về làn sóng biểu tình tại Belarus phản đối nhà lãnh đạo Alexander Lukashenko.

Thế giới vượt 22 triệu ca mắc Covid-19

Tính đến 7 giờ sáng 18-8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 22,03 triệu ca mắc Covid-19. Trong đó, số người đã hoàn toàn hồi phục là hơn 14,77 triệu người và số người tử vong là hơn 770 nghìn người.

COVID-19 đến 6h sáng 17/8: Nga tiêm vaccine hàng loạt chậm hơn dự kiến, Canada cảnh báo sắp đỉnh dịch

Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 207.964 ca mắc COVID-19 và 4.398 ca tử vong. Người dân Nga có thể được tiêm vaccine COVID vào giữa tháng 9, chậm hơn dự kiến 2-3 tuần; trong khi Canada cảnh báo nguy cơ đỉnh dịch đến vào mùa Thu.

EU lên tiếng sau những căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp

Gần một tuần qua, hải quân Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra các hành động "ăn miếng trả miếng” ngoài khơi trong vùng biển phía Đông Địa Trung Hải.

Số người nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng ở Pháp

Ngày 13-7, Pháp ghi nhận 2.669 ca nhiễm mới, tỷ lệ cao nhất trong một ngày kể từ khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào đầu tháng 5. Trước tình hình đó, Cơ quan Y tế Công cộng Pháp cảnh báo rằng, các chỉ số giám sát dịch bệnh "tiếp tục xấu đi" và cần có ngay các biện pháp ứng phó nhằm ngăn chặn dịch tái bùng phát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục