Ngày 13-7, Pháp ghi nhận 2.669 ca nhiễm mới, tỷ lệ cao nhất trong một ngày kể từ khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào đầu tháng 5. Trước tình hình đó, Cơ quan Y tế Công cộng Pháp cảnh báo rằng, các chỉ số giám sát dịch bệnh "tiếp tục xấu đi" và cần có ngay các biện pháp ứng phó nhằm ngăn chặn dịch tái bùng phát.
Các nhân viên y tế Pháp rất lo ngại dịch tái bùng phát và kêu gọi chính quyền có biện pháp khẩn cấp như hạn chế tụ tập đông người. Xếp hàng vào một bể bơi ở phía bắc Paris ngày 11-8. Ảnh: Liberation.
Theo thống kê do Bộ Y tế Pháp đưa ra tối 13-7, tổng số người nhiễm Covid-19 là hơn 209 nghìn. Dù số ca tử vong cũng như ca bệnh nặng duy trì đà giảm nhưng số người nhiễm mới lại tăng liên tục trong ba ngày qua. Trong vòng một tuần qua, trung bình có tới gần hai nghìn ca nhiễm mới/ngày so với tỷ lệ hơn 600 ca trong 21 ngày đầu của tháng 7. Trong tổng số hơn 608 nghìn xét nghiệm được thực hiện, có hơn 12.300 người được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2.
Như vậy tỷ lệ lây nhiễm ở Pháp tăng dần lên, ở mức 2,3% trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến 10-8 so với 1,6% trong tuần từ ngày 28-7 đến 3-8. Có thêm 30 ổ hay nhóm dịch mới được xác nhận. Kể từ ngày 9-5, có tổng cộng 926 ổ dịch ở Pháp, trong đó có 595 ổ dịch đã được khống chế và 49% ổ dịch xảy ra tại các nơi làm việc.
Các quan chức y tế Pháp rất lo ngại về diễn biến của dịch bệnh trong ngày gần đây, liên quan đến số ca nhiễm mới ngày càng nhiều cũng như sự gia tăng của số người nhập viện. Trước tình hình đó, Tổng cục Y tế Pháp kêu gọi người dân tuân thủ triệt để các biện pháp chống lây nhiễm và đề nghị chính quyền địa phương triển khai các biện pháp cần thiết để không cho dịch tái bùng phát.
Một diến biến đáng lo ngại liên quan tới các trường hợp nhiễm mới là sự gia tăng của các ca nhiễm ở lứa tuổi 15 đến 44 (hơn 46%). Giáo sư Jean François Defraisy, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, liên tục đưa ra lời cảnh báo về trách nhiệm của giới trẻ tại Pháp, những người biết rõ sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 nhưng chưa tuân thủ triệt để các biện pháp chống lây nhiễm để bảo vệ mình và cả người khác trong những ngày hè tràn ngập các cuộc tụ tập, vui chơi.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin đã chỉ thị cho các tỉnh trưởng phải triển khai các phương án chặn đà lây lan của dịch bệnh, trong đó có biện pháp kiểm soát gắt gao việc tuân thủ các quy định chống lây nhiễm như đeo khẩu trang ở nơi đông người. Còn các chuyên gia y tế kêu gọi các doanh nghiệp áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi làm việc.
Hai ngày trước, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ "quá tải" trở lại đối với hệ thống y tế, đồng thời đề cập đến việc triển khai thêm một số biện pháp cứng rắn nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái bùng phát dịch. Theo đó, lệnh cấm tụ tập hơn năm nghìn người sẽ được kéo dài tới cuối tháng 10. Cảnh sát sẽ được tăng cường để giám sát việc tuân thủ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng.
Do dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động kinh tế của Pháp chưa có dấu hiệu hồi phục. Hàng loạt tập đoàn lớn đã thông báo mức lỗ rất lớn, đồng thời cân nhắc khả năng sa thải nhân viên và xin cứu trợ của Nhà nước. Guồng máy sản xuất ở Pháp hiện chỉ hoạt động ở mức 70 đến 80% công suất so với giai đoạn trước khi có dịch.
Các chuyên gia kinh tế Pháp dự báo về "một làn sóng phá sản của doanh nghiệp" từ tháng 9 trở đi khi tác động của dịch bệnh còn kéo dài và hỗ trợ khẩn cấp của Nhà nước sẽ chấm dứt. Vì vậy mục tiêu quan trọng nhất hiện nay đối với Chính phủ là khống chế đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
TheoNhanDan
Ngày 8-8, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam đã phối hợp ĐSQ các nước Malaysia và Indonesia tại Ukraine tổ chức Lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 53 Ngày năm thành lập ASEAN (8-8-1967 – 8-8-2020). Theo thứ tự luân phiên, năm nay, buổi lễ được tổ chức tại trụ sở ĐSQ Malaysia.
Bộ Y tế và Chăm sóc sức khỏe Anh cho biết nước này áp đặt các biện pháp hạn chế đối với thành phố Preston thuộc vùng Lancashire ở Tây Bắc xứ England từ đêm 7/8 sau khi số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại đây gia tăng.
Một quan chức cấp cao Ấn Độ ngày 8/8 cho biết số người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay chở khách của nước này đã tăng lên con số 18, ngoài ra còn 16 người khác đang bị thương nặng.
Phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi dẫn nguồn tin Hãng thông tấn quốc gia Liban (NNA) ngày 6/8 cho biết giới chức nước này đã quyết định bắt giữ 16 cá nhân để điều tra vụ nổ nhà kho ở cảng Beirut làm rung chuyển thủ đô.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 234.726 trường hợp mắc COVID-19 và 5.942 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên gần 19 triệu người.
Số người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut của Liban ngày 4/8 tăng lên 78 người và gần 4.000 người bị thương, trong số các nạn nhân thương vong có công dân của một số nước. Theo Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm tại Liban Trần Thành Công, vụ nổ đã làm 1 công dân Việt Nam bị thương. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục chia sẻ với chính phủ và nhân dân Liban về những thiệt hại sau thảm kịch này.