Vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển.
Theo kênh truyền hình RT, nguyên đơn – được xác định là một người đàn ông 40 tuổi sinh sống tại thành phố Chennai -đã khởi kiện Viện Serum Ấn Độ (SII) với số tiền bồi thường lên đến 676.000 USD.
Người này cho rằng mình đã bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng sau khi tham gia thử nghiệm giai đoạn ba vaccine Covishield, phiên bản vaccine ngừa COVID-19 của SII được hãng dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển.
Trước đó, người đàn ông được đảm bảo vaccine này an toàn và đã quyết định tham gia chương trình với "tinh thần phục vụ cộng đồng”. Vụ kiện cũng yêu cầu SII, AstraZeneca và Tập đoàn vaccine Oxford ngay lập tức ngừng các thử nghiệm loại vaccine này. Hiện có khoảng 1.600 tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm.
Theo vợ của nguyên đơn, 10 ngày sau khi được tiêm vaccine, chồng cô cảm thấy đầu đau dữ dội và nôn mửa. Chồng cô đã nằm liệt giường và có những triệu chứng bất thường, rồi được chuyển đến khu cấp cứu của Bệnh viện và Cao đẳng Y tế Sri Ramachandra.
Trong hồ sơ của bệnh viện, các bác sĩ kết luận các vấn đề sức khỏe mà người đàn ông kia gặp phải không liên quan đến tiêm vaccine. Trong khi đó, một quan chức y tế Ấn Độ tuyên bố sức khỏe của bệnh nhân "vẫn đang ổn định”.
Hồi tháng 9, SII đã phải tạm dừng thử nghiệm lâm sàng Covishield một thời gian ngắn sau khi một người được tiêm vaccine AstraZeneca gặp phản ứng phụ. Ấn Độ đã phải hứng chịu những lời chỉ trích vì không minh bạch trong các cuộc thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19.
Theo tạp chí Science Magazine, SII không sử dụng cùng một phương thức thử nghiệm giai đoạn ba do AstraZeneca thực hiện và cũng đã từ chối công khai các hướng dẫn thử nghiệm của mình.
Trong một diễn biến liên quan, kênh truyền hình NDTV đưa tin sau cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 28/11, ông Adar Poonawalla, người sáng lập và Giám đốc điều hành SII, cho biết viện này đang trong quá trình gửi dữ liệu các thử nghiệm lâm sàng cho cơ quan quản lý thuốc Ấn Độ (DCGI) và sẽ xin phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine COVID-19 củaAstraZeneca và Đại học Oxford trong vòng 2 tuần tới.
Theo Baotintuc
Ngày 17-11-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị hòa bình Việt Nam lần thứ nhất thành lập ra Ủy ban bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam[1]. Ngày 3-12-2008, tại Thông báo số 204-TB/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã quyết định lấy ngày 17-11-1950 là Ngày Truyền thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị).