Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 22/12, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã có cuộc họp kín để trao đổi về bất ổn an ninh tại CH Trung Phi trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống dự kiến được tiến hành vào cuối tuần này.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến về tình hình khu vực Trung Phi, ngày 9/12/2020 (giờ địa phương). Ảnh: Hữu Thanh/Pv TTXVN tại Mỹ
Tại cuộc họp, HĐBA đã nghe Phó Tổng Thư ký phụ trách hoạt động hoà bình Jean-Pierre Lacroix báo cáo riêng về tình hình căng thăng trên thực địa, trong đó có việc bất ổn leo thang tại khu vực gần thủ đô Bangui do hoạt động chống phá của các nhóm vũ trang. Phó Tổng Thư ký cũng thông báo về hoạt động của Phái bộ LHQ tại CH Trung Phi (MINUSCA) trong hỗ trợ bảo đảm ổn định và chuẩn bị cho bầu cử ngày 27/12 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại LHQ, chia sẻ lo ngại về tình hình an ninh mong manh tại CH Trung Phi trước thềm bầu cử, trong đó lên án các hành động vi phạm Thoả thuận Hoà bình. Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh cần chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch và tăng cường đối thoại để bảo đảm bầu cử diễn ra hoà bình.
Kết thúc cuộc họp, HĐBA đã ra Thông tin báo chí lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm Thoả thuận Hoà bình và bạo lực do các nhóm vũ trang gây ra; kêu gọi các bên ngay lập tức chấm dứt các hành động thù địch và thúc đẩy đối thoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bầu cử; ủng hộ tiến hành bầu cử tự do và công bằng vào ngày 27/12 trên cơ sở các kế hoạch theo Hiến pháp CH Trung Phi và lên án các hành động cản trở tiến trình này; khẳng định ủng hộ vai trò hỗ trợ của các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi, Cộng đồng Kinh tế Trung Phi cũng như MINUSCA trong bảo đảm an ninh và thúc đẩy đối thoại giữa các bên trong suốt tiến trình bầu cử.
Tình hình an ninh tại CH Trung Phi có tiến triển nhất định, đặc biệt kể từ sau khi Thoả thuận Hoà bình được ký kết giữa chính phủ và 14 nhóm vũ trang. Tuy nhiên, nước này cũng liên tiếp phải đối mặt với thách thức an ninh do các vi phạm Thoả thuận Hoà bình cũng như những căng thẳng chính trị trong quá trình chuẩn bị bầu cử vào năm 2020-2021.
MINUSCA được thành lập trên cơ sở Nghị quyết 2149 năm 2014 của HĐBA nhằm mục đích chính là bảo vệ dân thường, hỗ trợ tiến trình hoà bình, xây dựng và cải cách pháp luật, cải cách lực lượng an ninh và giải quyết các thách thức nhân đạo. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam có 8 sỹ quan đang được triển khai tại MINUSCA.
Theo Báo tin tức
Liên minh châu Âu (EU) vừa cho biết các nước thành viên trong khối sẽ lần đầu tiên lập quỹ để hỗ trợ nghiên cứu quốc phòng, các chương trình phát triển vũ khí và nâng cao hiệu quả, hiện đại hóa quân đội.
Joe Biden nhận được 320 phiếu trong cuộc họp của đại cử tri đoàn ngày 14/12, chính thức trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo.
Theo HLV Ronald Koeman, cơ hội chia đều cho Barca và PSG khi hai đội đụng nhau ở vòng 1/8 Champions League mùa này.
Xung đột bùng phát dữ dội ở vùng Ti-grây của Ê-ti-ô-pi-a có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi. Liên hợp quốc (LHQ) hối thúc chính phủ và phe nổi dậy ở Ê-ti-ô-pi-a ngừng bắn, tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhằm cứu hàng chục nghìn người đang bị mắc kẹt giữa các cuộc giao tranh.
Chính phủ Anh và Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/12 đã nhất trí sẽ "đi xa hơn" và tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại giai đoạn hậu Brexit.
Gói phục hồi EU bao gồm ngân sách dài hạn cho giai đoạn từ năm 2021-2027 trị giá 1.100 tỷ euro và một gói chi tiêu có tên gọi "EU Thế hệ mới" trị giá 750 tỷ euro.