Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 286.495 trường hợp mắc COVID-19 và 7.481 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên xấp xỉ 107 triệu ca bệnh.


Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Mendoza, Argentina.

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 106.962.646 ca, trong đó có 2.334.196người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 78.932.573 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 25.196.319 ca và 103.713 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 8/2, thế giới có tới 111 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 105 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua giảm nhẹ.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới.

Hàng loạt nước châu Âu đã phải tái phong tỏa một phần hoặc siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đồng thời đẩy nhanh chương trình vaccine.

Thứ tự các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 xét theo số ca mắc vẫn không thay đổi so với những ngày trước. Theo đó, Mỹ vẫn là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất, với 27.685.596 ca, trong đó có 476.260ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 10.843.017 ca mắc và 155.137 ca tử vong, Brazil với 9.524.640 ca mắc và 231.561 ca tử vong.

Tuy nhiên, thống kê ngày 8/2 của Đại học Johns Hopkins cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 hàng ngày ở Mỹ đã giảm xuống dưới 100.000 ca lần đầu tiên trong năm nay, khi chỉ có khoảng 87.000 trường hợp được ghi nhận dương tính trong ngày 8/2.

Lần cuối cùng số liệu thống kê hàng ngày về các ca dương tính COVID-19 mà Đại học John Hopkins ghi nhận dưới 100.000 trường hợp là vào ngày 2/11/2020. Trong khi đó, theo dữ liệu của The New York Times, số người tử vong do COVID-19 cũng giảm xuống, khi chỉ còn 1.301 trường hợp tử vong vào ngày 7/2, so với 4.101 trường hợp tử vong vào ngày 27/1 và 4.406 trường hợp vào ngày 12/1.

Số liệu về người bệnh và tử vong do COVID-19 tại Mỹ có thể khác nhau dựa trên các phương pháp báo cáo khác nhau của các bang và cộng đồng địa phương. Các trường hợp dương tính với COVID-19 ở Mỹ đã tăng vọt vào tháng 11 và tháng 12/2020 khi có nhiều người tụ tập trong nhà nhân kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn cũng như việc thời tiết lạnh hơn. Số lượng các trường hợp dương tính với COVID-19 đạt đỉnh điểm vào đầu tháng 1/2021 song đã giảm đều đặn kể từ thời điểm đó.

Ngày càng có nhiều người Mỹ tiêm vaccine, mặc dù tổng số vaccine được điều chế tại Mỹ chỉ đáp ứng cho một bộ phận nhỏ dân số của quốc gia này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Mỹ đã điều chế được hơn 41 triệu liều vaccine với hơn 9 triệu người được tiêm chủng cả hai mũi vaccine này. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng làm dấy lên lo ngại rằng bệnh COVID-19 có thể lây lan hơn nữa nếu những biến thể đó tồn tại trước khi nhiều người được chủng ngừa.

Tại châu Âu, tình hình dịch bệnh ở Pháp ghi nhận diễn biến đáng chú ý khi một trường đại học ở thành phố Eaubonne, phía Bắc thủ đô Paris, phải tạm thời đóng cửa do phát hiện các ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ Nam Phi. Hiện chính quyền địa phương đang triển khai chiến dịch truy vết nhằm ngăn chặn không để dịch lây lan.

Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc ở Brazil cũng đang lây lan sang quốc gia láng giềng Argentina. Ngày 8/2, Chính phủ Argentina thông báo phát hiện 4 trường hợp đầu tiên nhiễm 2 biến thể mới từ Brazil, đều là hành khách nhập cảnh từ Brazil. Ở nửa bên kia của lục địa, Canada cũng ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc biến thể mới ở Brazil, là người vừa trở về từ quốc gia Nam Mỹ. Biến thể này trước đó cũng đã xuất hiện tại châu Âu, cũng như Colombia và Mỹ.

Tại Đông Bắc Á, hình hình dịch bệnh có dấu hiệu lắng dịu. Hàn Quốc trong 24 giờ qua có thêm 289 ca mắc mới COVID-19, trong đó 264 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh lên 81.185 ca. Đây là mức tăng theo ngày thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2020, thời điểm làn sóng dịch bệnh thứ 3 bắt đầu bùng phát ở nước này.

Cũng trong 24 giờ qua, Hàn Quốc ghi nhận thêm 3 ca tử vong COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 1.474 người. Trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu giảm dần, giới chức Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng quy định giãn cách xã hội ở các khu vực ngoài thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Theo đó, từ ngày 8/2, các nhà hàng, quán cà phê, quán bar và câu lạc bộ thể thao ở ngoài thủ đô Seoul và vùng phụ cận được phép mở cửa thêm 1 giờ đến 22h hằng ngày.

Tuy nhiên, quy định đóng cửa từ 21h hằng ngày vẫn áp dụng với các đối tượng này tại khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Cũng từ ngày 8/2, chính quyền thủ đô Seoul tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với chó, mèo nuôi trong nếu chúng có biểu hiện mắc bệnh.

Đây là chủ trương mới được chính quyền thành phố ban hành vài tuần sau khi nước này phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên ở thú nuôi là một mèo con ở thành phố Jinju, miền Đông Nam Hàn Quốc.

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trước thời hạn ở một số khu vực. Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) Norihisa Tamura cho biết số ca mắc mới ở nước này đang giảm từ mức đỉnh. Nếu tình trạng khẩn cấp tiếp tục được áp dụng trong thời gian quá dài sẽ gây ra các vấn đề xã hội và kinh tế, tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi cân nhắc nhiều yếu tố.

Ngày 8/2, Nhật Bản phát hiện thêm 1.631 ca mắc mới COVID-19, trong đó thủ đô Tokyo có 429 ca. Đây là lần đầu tiên trong 6 ngày qua, số ca mắc mới ở nước này giảm xuống dưới ngưỡng 2.000 ca/ngày và là ngày thứ 10 liên tiếp, số ca mắc mới ở Tokyo ở dưới ngưỡng 1.000ca/ngày.

Trong khi đó, số ca nguy kịch cũng giảm từ 815 ca ghi nhận một ngày trước đó xuống còn 795 ca. Mặc dù vậy, số người tử vong vì COVID-19 vẫn ở mức cao sau khi đạt đỉnh 120 người vào ngày 3/2. 

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.290 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 47.200 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.

Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.

Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, dù số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 8.242 ca COVID-19 và 207 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.166.079 ca và 31.763 ca.

Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 52 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 8/2.

Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 3.100 ca bệnh mới, 24 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.

Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 8/2 ghi nhận thêm 186 ca bệnh mới, giảm mạnh so với mấy ngày trước và không có ca tử vong nào.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 47.211 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 283 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.178.158 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.862.260 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 7 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào, Brunei, Myanmar và Campuchia không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Báo Nga viết về tầm quan trọng của Đại hội Đảng lần thứ XIII

Báo Kommersant (Thương gia), một trong những tờ báo in uy tín nhất ở Nga mới đây đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Đại hội XIII xác định tương lai của Việt Nam” đăng trên cả báo in và trên trang điện tử Kommersant.ru.

Quốc hội Nga thông qua việc gia hạn New START

Ngày 27/1, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), động thái hướng đến duy trì thỏa thuận lớn cuối cùng theo kiểu này giữa Nga và Mỹ. Theo đó, New START sẽ có hiệu lực đến ngày 5/2/2026.

Truyền thông thế giới đưa tin đậm về Đại hội XIII của Đảng

Tờ PathetLao (Đất nước Lào) ngày 26-1 đăng trang trọng trên trang nhất bài viết có tiêu đề "Chúc mừng Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bài viết nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng, là dấu mốc phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, theo hướng đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo và phát triển. Bài báo khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào tiếp tục hợp tác với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cùng nhau bảo vệ, giữ gìn và phát huy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào...

Thượng viện Mỹ phê chuẩn ông Antony Blinken làm Ngoại trưởng

Ngày 26/1 (rạng sáng 27/1 theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu phê chuẩn đề của tân Tổng thống Joe Biden chọn ông Antony Blinken giữ cương vị Ngoại trưởng nước này.

Truyền thông quốc tế đưa tin về lễ khai mạc Đại hội Đảng XIII

Ngày 26/1, hãng tin Reuters của Anh đã thông tin về lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tại thủ đô Hà Nội và nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới vượt mốc 100 triệu

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã khiến trên 100 triệu người khắp hành tinh mắc bệnh và trên 2,15 triệu trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục