Đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã khiến trên 100 triệu người khắp hành tinh mắc bệnh và trên 2,15 triệu trường hợp tử vong.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Bangalore, Ấn Độ, ngày 16/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, tính tới 5 giờ ngày 26/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 100.201.733 trường hợp mắc COVID-19, trong số đó có 2.147.403 người không qua khỏi.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 72.152.797 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 25.901.533 ca và 110.669 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Bắc Mỹ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, với tổng cộng 29.512.408 ca bệnh và 622.369 trường hợp tử vong. Đây cũng là khu vực tâm dịch hiện nay của thế giới.
Xếp tiếp theo là châu Âu. Khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 thế giới đã ghi nhận tổng cộng 29.214.612 ca bệnh và 669.561 ca tử vong. Như vậy, số ca tử vong vỉ virus SARS-CoV-2 ở các nước châu Âu còn cao hơn cả Bắc Mỹ.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á đến nay ghi nhận 22.636.920 ca mắc bệnh và 365.561 ca tử vong vì COVID-19.
Trên bình diện quốc gia/vùng lãnh thổ, Mỹ hiện là "điểm nóng" đại dịch COVID-19 lớn nhất thế giới. Tính tới rạng sáng 26/1 (giờ Việt Nam), Mỹ đã có tổng cộng 25.826.177 người mắc bệnh và 431.038 trường hợp tử vong.
Trung Quốc, quốc gia nơi đại dịch khởi phát vào trung tuần tháng 12/2020, hiện ghi nhận tổng cộng 89.115 ca mắc bệnh và 4.635 ca tử vong.
Hiện nay, nhiều quốc gia, khu vực đang đón nhận làn sóng dịch thứ 2, thứ 3 với tốc độ lây lan của virus nhanh hơn. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu.
Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Hàng loạt nước châu Âu đã phải tái phong tỏa một phần hoặc siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đồng thời đẩy nhanh chương trình vaccine.
Theo Baotintuc.vn
Thị trường chứng khoán thế giới đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 21/1, trong đó chỉ số công nghệ Nasdaq tăng lên mức cao kỷ lục mới nhờ tâm lý lạc qua của giới đầu tư về sự chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 20-1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo, biến thể mới của Covid-19 có nguồn gốc tại Anh đã được phát hiện tại ít nhất 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi biến thể mới từ Nam Phi đã xuất hiện tại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. WHO cho biết, số người chết do Covid-19 tăng lên mức cao chưa từng thấy, với 93 nghìn người trong bảy ngày, trong khi có 4,7 triệu ca mắc mới.
Trước khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại một bức thư cho Tổng thống vừa mới tuyên thệ nhậm chức Joe Biden tại Phòng Bầu dục.
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được cho là sẽ nhanh chóng liên lạc với phía Nga thảo luận về vấn đề gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Ngày 19/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hối thúc Hàn Quốc đưa ra những đề xuất "cụ thể” nhằm giải quyết các vấn đề song phương có từ thời chiến. Động thái này của ông Motegi diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Ai Cập trong tài khoá 2020-2021 lên 2,8%, tăng so mức 2% được dự báo hồi tháng 6-2020. Điều này cho thấy quốc gia Bắc Phi này có khả năng trở thành một trong những nước đạt tăng trưởng dương (khoảng 1,5%) vào năm 2021. Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế là động lực để đất nước "Kim tự tháp” tiếp tục tiến hành các chương trình cải cách và thực hiện mục tiêu "Tầm nhìn 2030”.