Ngày 23/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo hàng triệu người ở Yemen, Nam Sudan và miền Bắc Nigeria vốn là những vùng xảy ra xung đột, có nguy cơ xảy ra nạn đói trong những tháng tới, hoặc đã đối mặt với nạn đói.


Trẻ em tại một trại tị nạn ở Marib, Yemen ngày 18/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo chung, hai cơ quan trên của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng đang diễn ra, các hoạt động nhân đạo bị hạn chế tiếp cận, xung đột, các đòn giáng về kinh tế và những cú sốc về khí hậu đồng nghĩa với việc cần triển khai khẩn cấp các hoạt động nhân đạo quy mô nhằm ngăn chặn xảy ra nạn đói hoặc chết đói ở những khu vực này. 3 khu vực này nằm trong số 20 "điểm nóng khó thoát khỏi nạn đói" mà WFP và FAO nêu ra, nơi tình hình mất an ninh lương thực trầm trọng hiện nay có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 7 tới. 

Trong số những nước này, Afghanistan, Burkina Faso, CH Trung Phi, CHDC Congo, Ethiopia, Haiti, Honduras, Nigeria, Sudan, Nam Sudan, Syria, Yemen và Zimbabwe là những nước đặc biệt rủi ro trong bối cảnh một bộ phận dân số của những nước này đã không có đủ lương thực để dùng và tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Báo cáo nêu rõ: "Trong tình hình mong manh như vậy, bất kỳ cú sốc nào có thể đẩy một số lượng lớn người vào cảnh cơ cực và thậm chí là chết đói". 

WFP và FAO cho biết tại Nam Sudan, nhiều vùng ở bang Jonglei đang xảy ra nạn đói, do vậy cần phải hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn nạn đói có thể lây lan. Nhìn chung tại Nam Sudan, ước tính có khoảng 7,2 triệu người sẽ bị khủng hoảng lương thực, với tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hay chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về lương thực, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 tới. Khoảng 2,4 triệu người được phân loại nằm trong tình hình "khẩn cấp", với 108.000 người được xếp vào nhóm "thảm họa/nạn đói". 

Ngoài ra, hai cơ quan trên của LHQ cho rằng cũng cần hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình cảnh cơ cực ở nhiều vùng ở Yemen, với số người đang trong nạn đói hoặc gần nạn đói ước tính tăng gấp 3 lần từ 16.000 người từ tháng 10 - 12/2020 lên tới hơn 47.000 người trong tháng 6 này. Số người đang đối mặt với mất an ninh lương thực ở Yemen sẽ tăng thêm 3 triệu người, lên thành 16,2 triệu người, với 5 triệu người đang trong tình hình khẩn cấp.

Trong khi đó, tại các vùng diễn ra xung đột ở miền Bắc Nigeria, số người đang đối mặt với tình hình khẩn cấp có thể sẽ tăng gấp đôi lên tới trên 1,2 triệu người vào tháng 8/2021 so với tháng 8/2020. Báo cáo nêu rõ: Trong vòng 6 tháng tới, miền Bắc Nigeria dự báo sẽ đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng nghiêm trọng do xung đột, và những yếu tố kinh tế và tình hình trở nên trầm trọng hơn do tác động của làn sóng dịch COVID-19 thứ hai.


Theo TTXVN

Các tin khác


73 cơ quan, đơn vị đăng ký ủng hộ Quỹ 'Vì biển, đảo Việt Nam' hơn 12 tỷ đồng

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức phát động đợt 1 ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2021. Tại lễ phát động đã có 73 cơ quan, đơn vị đăng ký ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam” với số tiền hơn 12 tỷ đồng.

COVID-19 đẩy Slovakia đến bờ vực khủng hoảng y tế

Kể từ giữa tháng 2, Slovakia đã đứng đầu thế giới về tỷ lệ người chết vì COVID-19 cao nhất trên cơ sở bình quân đầu người hàng tuần.

AstraZeneca đồng ý sản xuất vaccine tại nhà máy của Thái Lan

Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) đã bày tỏ hài lòng về các tiêu chuẩn an toàn tại nhà máy sản xuất vaccine của Thái Lan và sẽ gửi đến đây lô nguyên liệu đầu tiên vào tháng 6 tới để sản xuất vaccine.

Mỹ không quá kỳ vọng vào cuộc gặp cấp cao với Trung Quốc ở Alaska

Cuộc gặp cấp cao giữa quan chức ngoại giao Mỹ và Trung Quốc trong tuần này ở Alaska chủ yếu nhằm mục đích tăng cường hiểu biết quan điểm của nhau, ít có kỳ vọng về cam kết mạnh mẽ từ Bắc Kinh, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 17/3 dẫn lời quan chức Mỹ cho biết.

Nước Pháp bước vào làn sóng thứ ba của dịch Covid-19

Ngày 16-3, Thủ tướng Pháp Jean castex cho biết, làn sóng thứ ba của đại dịch Covid-19 đã ập đến do sự lây lan rất nhanh của các biến thể mới. Như vậy sau đúng một năm, hoạt động kinh tế-xã hội và văn hóa của Pháp tiếp tục bị đình trệ nghiêm trọng.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 14/3

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 phút ngày 14/3 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 120.156.687 ca mắc COVID-19 và 2.661.393 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 96.682.605 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục