Một số quốc gia châu Phi có thể bùng phát lại dịch sởi do việc tiêm vaccine phòng bệnh hiện bị đình trệ do tác động của đại dịch COVID-19.


Tiêm phòng sởi cho trẻ nhỏ tại trung tâm y tế ở Temba, gần Seke Banza, phía Tây CHDC Congo.

Cảnh báo trên được Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi Matshidiso Moeti đưa ra ngày 23/4, trước tuần lễ Tiêm chủng châu Phi dự kiến diễn ra từ ngày 24 - 30/4.

Trong tuyên bố, bà Moeti khẳng định những nước ở châu Phi không tiến hành được chiến dịch tiêm phòng sởi như đã định đều có nguy cơ bùng phát lại căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Bà lấy dẫn chứng các đợt bùng phát gần đây của bệnh sởi, hay sốt vàng da, tả và viêm màng não, cho thấy những khoảng trống đáng lo ngại trong việc bao phủ và giám sát hoạt động tiêm chủng ở châu Phi.

Số liệu thống kê của WHO cho thấy có tới 15 quốc gia châu Phi đã hoãn các đợt tiêm phòng sởi trong năm 2020 để tập trung đối phó với đại dịch COVID-19 và trong khoảng từ tháng 1/2020 - 4/2021, khoảng 16,6 triệu trẻ em châu Phi đã không được tiêm liều vaccine bổ sung phòng sởi. Trong khoảng thời gian này, 8 nước châu Phi đã ghi nhận đợt bùng phát dịch sởi nghiêm trọng.

Để có thể ngăn chặn việc bùng phát dịch sởi, cần đạt độ bao phủ tiêm chủng ít nhất 95% trong một nhóm dân số nhất định. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, việc tiêm mũi vaccine ngừa sởi đầu tiên chỉ đạt khoảng 69% và chỉ có 7 nước ở châu lục này đạt độ bao phủ 95% vào năm 2019. Tỷ lệ tiêm phòng sởi ở châu Phi thấp cho thấy các căn bệnh khác có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine như uốn ván, sốt vàng da và bạch hầu cũng bị gián đoạn trong bối cảnh đại dịch.

Do đó, bà Moeti khuyến cáo các nước khi đối phó với dịch COVID-19, không thể để bất kỳ ai rơi vào nguy cơ nhiễm các bệnh có thể phòng tránh được bằng vaccine. Bà kêu gọi các nước tăng cường các dịch vụ y tế thiết yếu, trong đó có cả các chiến dịch tiêm chủng.

Hiện WHO cũng đã hợp tác với các nước châu Phi nhằm đảm bảo việc duy trì tiêm chủng định kỳ cho trẻ em trong thời kỳ đại dịch, thông qua việc tăng cường giám sát, đào tạo nhân viên y tế và sự tham gia của cộng đồng.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo ở các vựa lúa gạo tiếp tục giảm

Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ Libya hơn 70 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.

Tháng 9 đặc biệt của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba

(HBĐT) - Thời điểm mùa thu tháng 9 luôn gợi lại những ký ức đẹp đẽ trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam-Cuba với nhiều sự kiện đáng nhớ: Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết đầu tiên với Việt Nam (25/9/1963) và Chủ tịch Fidel castro tới Việt Nam (1973). Mối quan hệ lịch sử Việt Nam-Cuba được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp để tiếp nối truyền thống đầy tự hào của tình đồng chí đoàn kết, gắn bó, tin cậy.

Australia điều động thêm lực lượng khống chế cháy rừng lan rộng

Lực lượng tiếp viện đã được điều động để ứng phó với đám cháy rừng lớn ở Lãnh thổ phía Bắc (NT) của Australia trong bối cảnh lửa tiếp tục lan về phía thị trấn Tennant Creek.

Từ Libya tới Trung Quốc, thế giới hứng chịu 8 đợt lũ lụt thảm khốc chỉ trong 11 ngày

Trận lũ lụt thảm khốc ở thành phố Derna (Libya) chỉ là trường hợp mới nhất trong chuỗi các trận mưa dữ dội tấn công nhiều nơi trên thế giới trong hai tuần qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục