Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố một kế hoạch chiến lược mới với mục đích giảm phụ thuộc các nhà cung cấp nước ngoài trong một loạt lĩnh vực.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margrethe Vestager. Ảnh: The Forbes
Theo đài Sputnik, phát biểu trước phóng viên ngày 5/5, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margrethe Vestager nhấn mạnh chiến lược mới sẽ định hướng chuyển đổi nền kinh tế của EU một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh của các ngành chủ chốt trong khối.
Các ngành này bao gồm nguyên liệu thô, pin, thành phần dược phẩm hoạt tính, hydro, chất bán dẫn cũng như công nghệ đám mây và công nghệ tiên tiến.
Tài liệu chiến lược dài 19 trang chỉ ra các biện pháp của EU có thể thực hiện, bao gồm đa dạng hóa cung và cầu dựa vào các đối tác thương mại khác nhau, nhưng cũng dự trữ và hành động tự chủ bất cứ khi nào cần thiết.
Mặc dù tài liệu không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, song kế hoạch được công bố ngay sau khi Brussels và Bắc Kinh liên tục có hành động đáp trả nhau bằng các biện pháp trừng phạt, dẫn tới mối quan hệ song phương có chiều hướng xuống dốc. Hồi tháng 3, EU cấm vận 4 quan chức Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương khiến Bắc Kinh đáp trả bằng lệnh cấm vận lên các chính trị gia, học giả, tổ chức nghiên cứu của EU.
"Các dự án viện trợ đã tạo ra những lợi thế không công bằng và giờ chúng trở thành tai họa đối với cạnh tranh quốc tế. Đây là lý do tại sao chúng tôi ưu tiên ngăn chặn những hành vi không công bằng như vậy. Trung Quốc chắc chắn là một thách thức nếu xét đến trường hợp này…”, Phó Chủ tịch EU Valdis Dombrovskis nói.
Chiến lược mới cho phép cơ quan chống độc quyền của EU điều tra các công ty nước ngoài được nhà nước hậu thuẫn đang tìm cách mua lại các doanh nghiệp trong khối có doanh thu hàng năm vượt quá 500 triệu euro.
Chiến lược mới được công bố khi Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 5/5 cho biết một thỏa thuận thương mại giữa Brussels và Washington sẽ phù hợp, đồng thời khẳng định bà luôn ủng hộ một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu.
Theo báo Tin tức
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 2/5 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 152.983.132 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 3.209.156 ca tử vong.
Ngày 2/5, Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Ấn Độ.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ Y tế Lào chiều 2/5 cho biết trong 24h qua, số ca mắc mới COVID-19 tại nước này đã tăng trở lại mức 3 con số với 112 ca tại 6 trên 18 tỉnh/thành.
Theo báo cáo ngày 1/5 của Bộ Y tế Ấn Độ, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 401.993 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 3.523 ca tử vong do COVID-19. Đây là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày theo số liệu công bố chính thức.
Trong 24 giờ qua, Thái Lan có thêm 1.891 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 lên tới 67.022 ca, bao gồm 224 ca tử vong.
Tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ vẫn rất nghiêm trọng khi nước này mỗi ngày lại ghi nhận một kỷ lục mới về số ca mắc mới. Theo số liệu cập nhật của Worldometers đến 8 giờ 30 phút sáng 30-4 (theo giờ Việt Nam), trong ngày 29-4, nước này ghi nhận thêm 386.888 ca mắc và 3.501 ca tử vong do Covid-19, cao hơn tất cả những ngày trước đó và là ngày thứ chín liên tiếp có số ca mắc theo ngày vượt ngưỡng 300 nghìn ca.