Khi biến thể Delta đe dọa gây ra làn sóng COVID-19 mới toàn châu Âu, các quốc gia lại phải đối mặt với tình trạng tiêm chủng chững lại.



Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca/Oxford tại Bremen, miền Tây Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang Bloomberg, ngày 7/7, Bộ trưởng Y tế Đức đã kêu gọi càng nhiều người dân đi tiêm vaccine COVID-19 càng tốt nhằm đề phòng làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Delta gây ra.

Bộ trưởng Y tế Đức cho biết bên cạnh việc tiêm chủng cho người dân tại các cơ sở y tế, nơi làm việc, Đức cần tạo điều kiện để đưa vaccine tới những nơi như siêu thị, chợ dân sinh và câu lạc bộ thể thao.

"Có lẽ chúng ta cần ‘ngày cuối tuần tiêm chủng’ để người dân nào tại Đức cũng được tiêm phòng, từ đó chúng ta sẽ đạt được tỷ lệ cao”, Bộ trưởng Spahn nhấn mạnh.

Không chỉ Đức, các nước châu Âu khác gồm Pháp, Italy, Thụy Sĩ và Áo cũng đang chật vật để duy trì tốc độ tiêm chủng như trước kia.

Xu hướng chậm lại cho thấy nguy cơ ngày càng tăng mà các nước phát triển, trong đó có Mỹ, phải đối mặt trên con đường đạt được mục tiêu cuối cùng là miễn dịch cộng đồng. Tình hình còn có thể trở nên tồi tệ hơn với sự xuất hiện của biến thể Delta dễ lây lan hơn.

Trong tuần qua, Anh ghi nhận tỷ lệ ca mắc hàng ngày đã đạt mức cao nhất trong 5 tháng qua. Diễn biến tương tự cũng xảy ra tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

"Virus SARS-CoV-2 có thể giết chết bạn. Vaccine được sản xuất ra để cứu bạn, vì vậy đừng chần chừ”, Jean-Baptiste Lemoyne – Bộ trưởng Du lịch Pháp – phát biểu trên đài phát thanh Franceinfo ngày 7/7.

Các nhà chức trách Pháp đã nâng cao cảnh báo về biến thể Delta trong hai tuần qua. Bộ trưởng Y tế nước này, ông Olivier Veran cảnh báo nguy cơ xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ 4 ngay cuối tháng 7. Lời cảnh báo đã thúc đẩy mọi người đi tiêm chủng, sau khi tỷ lệ này giảm trong những tuần gần đây. Chính phủ cũng đang cân nhắc ra quy định bắt buộc tiêm chủng đối với các nhân viên y tế.

Tại Italy, ông Francesco Paolo Figliuolo - Giám đốc điều hành tình trạng khẩn cấp – ngày 6/7 cho biết nước này cần tăng cường khuyến khích những người ở độ tuổi 50, đặc biệt là giáo viên, đi tiêm vaccine.

Bồ Đào Nha cũng đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng sau khi xuất hiện báo cáo các ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong tháng 6. Thủ tướng Antonio Costa kêu gọi: "Chúng ta đang phải chạy đua với thời gian, với khả năng biến hóa của virus và tốc độ tiêm chủng của đất nước”.

Tại Áo, hội đồng thành phố Vienna sẽ cung cấp dịch vụ tiêm chủng mở rộng trong tuần này và hướng đối tượng đến những người trẻ hơn tại các sự kiện âm nhạc. Số liều vaccine phân phối trong mỗi tuần trên toàn quốc đã giảm xuống một nửa so với tốc độ tiêm hồi tháng 5.

Tại Hy Lạp, giới chức y tế ghi nhận số ca mắc COVID-19 đang ở mức cao nhất trong một tháng qua trong khi tỷ lệ tiêm chủng đã giảm một nửa. Chính phủ đã phải triển khai chương trình cấp một thẻ ngân hàng trả trước có sẵn 150 euro để khuyến khích người trẻ đi tiêm liều vaccine đầu tiên.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục