Ủy ban châu Âu ước tính nền kinh tế EU sẽ tăng trưởng lần lượt 4,8% trong năm 2021 và 4,5% trong năm 2022, cao hơn so với mức 4,3% và 4,4% đưa ra hồi tháng Năm.
Đồng tiền mệnh giá 100 euro tại Rome, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 7/7 đã nâng mạnh dự báo tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), theo đó ước tính nền kinh tế EU sẽ tăng trưởng lần lượt 4,8% trong năm 2021 và 4,5% trong năm 2022, cao hơn so với mức 4,3% và 4,4% đưa ra hồi tháng Năm.
Bên cạnh đó, EC cũng đưa ra mức dự báo lạm phát của 19 nước trong Eurozone cao hơn, song tăng trưởng giá tiêu dùng chậm hơn.
Cụ thể, lạm phát của Eurozone có thể lên mức 1,9% trong năm nay, tăng so với mức 1,7% đưa ra trong dự báo hồi tháng Năm. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đặc mục tiêu giữ lạm phát của Eurozone dưới mức 2%.
Tuy nhiên, EC cũng cảnh báo lạm phát có thể cao hơn dự báo nếu hạn chế nguồn cung dai dẳng hơn và áp lực giá cả đẩy giá tiêu dùng mạnh hơn.
Theo EC, nguyên nhân khiến ủy ban này điều chỉnh dự báo phần lớn là do các nền kinh tế của Eurozone đã mở cửa trở lại trong quý 2/2020 và du lịch dự kiến cũng được thúc đẩy trong EU.
[EU chia rẽ trong quan điểm về chiến lược kinh tế hậu đại dịch]
Bên cạnh đó, EC cũng cảnh báo nguy cơ triển vọng kinh tế vẫn ở mức cao, do đó, hối thúc các nước đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm khống chế các mối đe dọa do sự lây lan và xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trước phản ứng tích cực của hoạt động kinh tế sau khi Chính phủ Italy nới lỏng các hạn chế, Ủy ban châu Âu cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nước này lên 5% trong năm 2021, cao hơn so với dự báo 4,2% đưa ra trong mùa Xuân.
EC nêu rõ mặc dù chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, song hoạt động kinh tế tại Italy phục hồi nhanh hơn so với dự kiến và tăng nhẹ trong quý đầu năm 2021.
Những dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất và các thống kê khảo sát về doanh nghiệp và người tiêu dùng cho thấy GPD của Italy sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2020 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.
Về chỉ số lạm phát, EC cho rằng việc tăng giá dầu sẽ khiến chỉ số lạm phát tăng lên 1,4% trong năm 2021 và trở lại mức 1,2% trong năm 2022./.
Theo TTXVN
Anh đang chuẩn bị nới nỏng các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 với chủ trương sống chung với dịch COVID-19 tương tự như sống chung với cúm mùa.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 288.000 ca nhiễm và trên 5.000 ca tử vong. Ấn Độ lại dẫn đầu thế giới về cả ca mắc và tử vong trong khi Nga trải qua ngày lây nhiễm kỷ lục trong năm nay.
Lào tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ 0 giờ ngày 5/7 đến 24 giờ ngày 19/7 trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, đây cũng là lần thứ 5 Lào gia hạn lệnh phong tỏa Thủ đô Vientiane, mỗi lần kéo dài 15 ngày.
Tối 2/7, Nam Phi báo cáo số ca mắc COVID-19 trong một ngày cao kỷ lục, với 24.270 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 được ghi nhận trong 24 giờ.
Ngày 1/7, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết việc tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19 dường như tạo nên sự bảo vệ trước sự lây lan nhanh của biến thể Delta.
8 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 1/7, Đại hội chúc mừng 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1/7/1921 - 1/7/2021) đã được cử hành long trọng tại Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh.