Vaccine COVID-19 đang được chuyển tới châu Á ngày càng nhiều khi châu lục này phải chiến đấu với làn sóng dịch COVID-19 mới.

Chú thích ảnh

Một điểm tiêm vaccine tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP

Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết khoảng 1,5 triệu liều vaccine Moderna đã đến Indonesia vào chiều 15/7. Indonesia đang trở thành điểm nóng COVID-19 mới tại châu Á với số ca nhiễm mới và tử vong tăng vọt. Mỹ đã chuyển 3 triệu liều vaccine đến Indonesia vào 11/7.

Ngoài ra, từ tháng 3 đã có 11,7 triệu liều vaccine AstraZeneca được gửi đến Indonesia qua chương trình COVAX. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) đã phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sáng lập COVAX để đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 công bằng trên toàn cầu.

Ông Sowmya Kadandale phụ trách y tế của UNICEF tại Indonesia nhận định: "Điều này đáng khuyến khích. Dường như đang diễn ra cuộc đua giữa vaccine và biến thể virus, không chỉ tại Indonesia, và tôi hy vọng chúng ta sẽ chiến thắng cuộc đua này”.

Ông Kadandale cho biết Indonesia dự kiến đến cuối năm tiêm vaccine cho 208,2 triệu người dân và đang thực hiện tiêm 1 triệu mũi mỗi ngày. Ông đánh giá: "Mỗi một liều vaccine đều đem lại khác biệt lớn”.

Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc đều đã áp đặt các lệnh giãn cách xã hội mới trong tháng 7 để xử lý dịch COVID-19.

Tình trạng thiếu vaccine khiến 70% dân số Hàn Quốc vẫn chờ đợi mũi tiêm đầu tiên. Trong khi đó, Thái Lan đã khởi động chương trình tiêm chủng diện rộng vào đầu tháng 6 và chỉ có 15% dân số nước này được tiêm ít nhất 1 liều vaccine.

Indonesia đã khởi động chương trình tiêm vaccine sớm hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực, nhưng mới chỉ có 14% dân số nước này được tiêm ít nhất 1 liều vaccine. Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan có năng lực tự sản xuất vaccine nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của dân số khổng lồ tại khu vực.

Mỹ đã chuyển giao 10 triệu liều vaccine trong tổng số 80 triệu liều đã cam kết đến nhiều quốc gia châu Á bao gồm Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Bangladesh. Mỹ lên kế hoạch đến cuối năm 2021 cung cấp 200 triệu liều vaccine cho thế giới và đến năm 2022 là 500 triệu liều.

Ngày 15/7, Nhật Bản cũng chuyển 1 triệu liều vaccine AstraZeneca đến Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam. Nhật Bản dự kiến trong tháng này chuyển 11 triệu liều vaccine qua chương trình COVAX đến Bangladesh, Iran, Nepal, Sri Lanka, Lào và Campuchia.

Việt Nam cũng thông báo nhận 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca từ Australia. Về phần Philippines, quốc gia này dự kiến trong tháng 7 nhận 3,2 triệu liều từ Mỹ, 1,1 triệu liều từ Nhật Bản và 132.000 liều vaccine Sputnik V từ Nga và những nước khác qua COVAX.

Nhiều tổ chức, trong đó có WHO, đã chỉ trích bất bình đẳng vaccine trên thế giới và cho rằng nhiều quốc gia giàu có đã tiêm vaccine cho hơn nửa dân số, trong khi phần lớn người dân tại những nước thu nhập thấp vẫn đang đợi chờ tiêm mũi đầu tiên.

Tổ chức Chữ Thập đỏ Quốc tế trong tháng 7 cảnh báo về "chia rẽ vaccine toàn cầu”. Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Chữ Thập đỏ Quốc tế Alexander Matheou chia sẻ: "Không có gì là quá muộn, việc tiêm vaccine cho người dân là luôn cần thiết. Nhưng vaccine càng đến muộn thì càng có nhiều người tử vong”.

                                                                                  Theo báo Tin tức


Các tin khác


Mỹ quan ngại các biến thể virus SARS-CoV-2 đe dọa tiến trình hồi phục kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/7 bày tỏ quan ngại về nguy cơ mà các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể gây ra đối với tiến trình hồi phục nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Dịch COVID-19: Châu Á trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Châu Á hiện là khu vực bị ảnh hưởng nhất thế giới, với 57.387.973 ca nhiễm, nhiều hơn gần 10 triệu ca so với khu vực bị ảnh hưởng thứ hai là châu Âu (48.777.625 ca).

Vượt qua thời điểm nguy hiểm của đại dịch COVID-19

"Thế giới đang ở thời điểm nguy hiểm của đại dịch” do sự xuất hiện của biến thể Delta hiện đã lây lan ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và đang "thống trị" ở nhiều khu vực.

Hội đồng Bảo an LHQ họp kín, khẩn về khủng hoảng tại Haiti

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 8/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã có phiên họp kín, khẩn về tình hình khủng hoảng tại Haiti sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát một ngày trước đó.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 sáng 9/7: Hơn 186 triệu ca mắc

Châu Á hiện có nhiều ca nhiễm nhất, hơn 57 triệu ca, tiếp đến là châu Âu với hơn 48,6 ca. Khu vực Bắc Mỹ đứng thứ ba với hơn 40,8 triệu ca và Nam Mỹ đã ghi nhận hơn 33 ca nhiễm.

Cột mốc bi thảm: 4 triệu người đã chết vì Covid-19

Số ca tử vong vì Covid-19 đã vượt 4 triệu, giữa lúc tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường ở nhiều nơi trên thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục