Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 8/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã có phiên họp kín, khẩn về tình hình khủng hoảng tại Haiti sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát một ngày trước đó.
Tổng thống Haiti Jovenel Moise phát biểu trong cuộc họp báo tại Port-au-Prince, ngày 7/1/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Haiti, bà Helen Meagher La Lime, đã thông tin về tình hình Haiti sau khi Tổng thống Haiti Jovenel Moise bị ám sát tại nhà riêng vào ngày 07/7/2021. Theo đó, Haiti đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày và hiện Thủ tướng Haiti tạm nắm quyền điều hành đất nước cho đến khi Tổng thống mới được bầu. Bà La Lime cũng cho biết các cơ quan của LHQ tại Haiti sẽ nỗ lực hết sức hỗ trợ đất nước và người dân Haiti ổn định tình hình, vượt qua các thách thức hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại LHQ sau phiên họp kín, bà La Lime cho biết Haiti đã đề nghị Liên hợp quốc hỗ trợ tăng cường an ninh sau vụ Tổng thống bị ám sát và bà khẳng định LHQ ghi nhận nghiêm túc đề nghị này, mong muốn Haiti nêu rõ cần được hỗ trợ những gì. Bà La Lime nhấn mạnh rằng Văn phòng hợp nhất của LHQ tại Haiti (gọi tắt là BINUH) có đủ năng lực để hỗ trợ điều tra cũng như đề xuất có thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan quốc tế khác nếu thấy cần thiết.
Hiện LHQ đã chấm dứt sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình tại quốc gia vùng Caribe này từ năm 2017 và hai năm sau đó cũng đóng cửa Phái bộ Hỗ trợ Pháp lý của LHQ tại Haiti.
Một nhóm người tàn tật tại một nơi trú ẩn sau khi bị các nhóm vũ trang đốt phá nhà cửa tại thủ đô Port-au-Prince hôm 24/6. Ảnh: CNN
Phát biểu với một số hãng tin, Đại sứ của Haiti tại LHQ cho biết những đối tượng gây ra vụ ám sát hầu hết là lính đánh thuê người nước ngoài. Hiện 6 đối tượng tình nghi liên quan tới vụ ám sát đã bị bắt và 4 đối tượng bị bắn hạ. Đặc phái viên La Lime cho biết một nhóm lớn các đối tượng ám sát hiện đang cố thủ trong hai tòa nhà tại thủ đô Port-au-Prince và hiện bị cảnh sát bao vây.
Tại phiên họp kín của HĐBA về Haiti, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, bà Nguyễn Phương Trà, đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Tổng thống Jovenel Moise và người dân Haiti trước sự việc Tổng thống bị ám sát, lên án và kêu gọi truy cứu trách nhiệm những kẻ thực hiện hành vi này.
Đại diện Việt Nam mong người dân Haiti đoàn kết và kêu gọi các bên liên quan đặt lợi ích của người dân lên ưu tiên cao nhất trong thời khắc đầy khó khăn này, kiềm chế các hành động làm gia tăng căng thẳng, tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tổ chức bầu cử đúng hạn cũng như tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh cho đất nước, bảo vệ dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ đối với người dân Haiti hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển, đồng thời kêu gọi LHQ và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Haiti tổ chức bầu cử và tăng cường hỗ trợ an ninh cho người dân tại đây trong thời gian tới.
Theo TTXVN
Khi biến thể Delta đe dọa gây ra làn sóng COVID-19 mới toàn châu Âu, các quốc gia lại phải đối mặt với tình trạng tiêm chủng chững lại.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 6/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 185.089.334 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.003.573 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 169.418.159 người.
Ngày 6/7, một quan chức cao cấp của Bộ Y tế Thái Lan cho biết, có tới 52% số bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô Bangkok nhiễm loại biến chủng virus Delta, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các chuyên gia cảnh báo, biến chủng này sẽ hoàn toàn thay thế biến chủng Alpha có nguồn tốc từ Anh, vào cuối tháng này.
Ấn Độ đã qua đỉnh làn sóng COVID-19 thứ hai, nhưng biến thể Delta sinh ra ở nước này đang khiến một số quốc gia châu Á khốn đốn.
Anh đang chuẩn bị nới nỏng các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 với chủ trương sống chung với dịch COVID-19 tương tự như sống chung với cúm mùa.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 288.000 ca nhiễm và trên 5.000 ca tử vong. Ấn Độ lại dẫn đầu thế giới về cả ca mắc và tử vong trong khi Nga trải qua ngày lây nhiễm kỷ lục trong năm nay.