Những ngày qua, dư luận "nóng” lên với các thông tin về việc một doanh nghiệp ở phía Nam chuẩn bị nhập về 15 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Pfizer.
Một lọ vaccine COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, thông tin đã được cải chính khi một số tờ báo lớn trong nước dẫn lời đại diện Pfizer tại Việt Nam khẳng định hiện hãng này chỉ cung cấp vaccine cho các chính phủ và các tổ chức lớn toàn cầu để đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng. Không chỉ ở Việt Nam, vấn đề sở hữu và phân phối vaccine của Pfizer ra sao cũng được các nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Mới đây, trang tin kinh tế The Edge Markets của Malaysia dẫn lời đại diện hãng dược Pfizer tại nước này khẳng định sẽ chỉ cung cấp vaccine COVID-19 cho chính phủ các nước và các tổ chức siêu quốc gia như COVAX để triển khai trong các chương trình tiêm chủng quốc gia. Trong một tuyên bố hồi tháng 7, công ty dược phẩm nhấn mạnh rằng cả Pfizer và các chi nhánh trên toàn cầu đều không ủy quyền cho bất kỳ ai nhập khẩu, tiếp thị hay phân phối vaccine COVID-19.
The Edge Markets viết: "Để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, tất cả các thỏa thuận cung cấp vaccine COVID-19 hiện tại của chúng tôi đều liên quan trực tiếp với các tổ chức chính phủ. Chúng tôi tin rằng họ có điều kiện tốt nhất trong thời kỳ đại dịch để phân phối vaccine một cách công bằng và bình đẳng cho người dân. Hiện tại, không có nhà phân phối tư nhân được ủy quyền nào cho vaccine của chúng tôi trên toàn thế giới. Chất lượng và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào được chuyển qua các kênh không được ủy quyền đều không thể đảm bảo và cần bị nghi ngờ có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng con người".
Một trang mạng khác của nước này là Malaysiakini cũng đưa ra lời khẳng định tương tự Pfizer, theo đó cho biết không có nhà phân phối tư nhân được ủy quyền nào của vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.
Trước đó, hồi tháng 4, báo chí Ấn Độ cũng dẫn lời hãng dược của Mỹ khẳng định Pfizer sẽ chỉ cung cấp vaccine COVID-19 thông qua các hợp đồng với các chính phủ dựa trên các thỏa thuận với các cơ quan chính phủ tương ứng.
Trong một thư điện tử phản hồi tờ The Print của Ấn Độ, người phát ngôn của Pfizer cho biết: "Trong giai đoạn đại dịch này, Pfizer sẽ ưu tiên hỗ trợ các chính phủ trong chương trình tiêm chủng và chỉ cung cấp vaccine COVID-19 thông qua các hợp đồng của chính phủ dựa trên các thỏa thuận với các cơ quan chính phủ tương ứng và theo sự cho phép của cơ quan quản lý hoặc phê duyệt”. Hãng dược vẫn cam kết tiếp tục hướng tới việc cung cấp vaccine để sử dụng trong chương trình của chính phủ tại quốc gia này.
Phản hồi của Pfizer là để đáp lại các thông tin trước đó trên các phương tiện truyền thông cho rằng chính phủ Ấn Độ đang tìm kiếm các lựa chọn cho phép khu vực tư nhân trực tiếp mua vaccine từ các công ty nước ngoài này, mà theo đó, điều này sẽ giúp chuyển gánh nặng vaccine đắt tiền hơn từ chính phủ sang các công ty tư nhân.
Trong một thông cáo chung trên trang chủ của Pfizer, hãng này cũng đăng nội dung xác định đối tác chính của hãng là chính phủ các nước. Thông cáo nêu: "Trong giai đoạn đầu, hợp đồng của chúng tôi là với các chính phủ và chúng tôi sẽ cung cấp liều theo kênh ưu tiên của họ và các địa điểm tiêm chủng được chỉ định, tùy thuộc vào sự cho phép hoặc phê duyệt theo quy định. Chúng tôi tìm cách làm việc với các chính phủ để hỗ trợ phân phối cho các nhóm ưu tiên xác định và chúng tôi dự đoán rằng các điểm tiêm chủng sẽ khác nhau nhưng có thể bao gồm bệnh viện, phòng khám ngoại trú, địa điểm tiêm chủng cộng đồng và hiệu thuốc.”
Dựa trên những phản hồi từ hãng dược Pfizer trên truyền thông và website của hãng, lý do chính để hãng chỉ thông qua các chính phủ và tổ chức lớn để phân phối vaccine là vì sự an toàn tính mạng đối với người sử dụng. Đây là điểm mấu chốt mà trong giai đoạn đầu Pfizer chưa có bất kỳ thỏa thuận nào khác ngoài các chính phủ và các tổ chức uy tín.
Về mặt kỹ thuật, vaccine dựa trên công nghệ mRNA của Pfizer phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ siêu lạnh ổn định từ -90 đến -60 độ C để đảm bảo thời hạn sử dụng dài nhất. Chính vì độ phức tạp và cầu kỳ trong quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối vaccine nên Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phải ban hành hướng dẫn rất cụ thể về công tác bảo quản và xử lý loại vaccine này. Hãng này đưa ra 3 lựa chọn về lưu trữ vaccine COVID-19 bao gồm tủ đông nhiệt độ cực thấp, tủ vận chuyển nhiệt sử dụng đá khô và tủ lạnh thường dùng tại các bệnh viện. Tùy thuộc vào lựa chọn bảo quản với nền nhiệt độ khác nhau mà loại vaccine này có thời hạn sử dụng từ 5 ngày đến 6 tháng.
Theo Baotintuc
Cụ Dholi Devi, 121 tuổi ở Ấn Độ, là người già nhất thế giới đã hoàn thành hai mũi vắc-xin Covid-19, trở thành nguồn cảm hứng khích lệ nhiều thế hệ tin tưởng vào hiệu quả của vắc-xin trong ngăn chặn đại dịch. Theo TTXVN, cuối tháng 8 vừa qua, khi cụ được tiêm liều thứ hai tại nhà riêng ở ngôi làng Gar Katiyas hẻo lánh thuộc tỉnh Udhampur, bang Jammu & Kashmir (Ấn Độ), người dân trong làng bày tỏ ngưỡng mộ trước quyết tâm của cụ. Giới chức y tế địa phương cho biết, chính cụ đã gợi cảm hứng cho cả làng để chiến dịch tiêm phòng Covid-19 đạt thành công lớn.
Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia giàu có ngừng tiêm mũi vaccine tăng cường cho đến khi người dân các quốc gia nghèo hơn có thể tiêm liều đầu tiên.
Ngày 31/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo đó chỉ ra sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ tử trong đợt bùng phát lớn nhất ở bang Victoria vào năm 2020 và làn sóng biến thể Delta hiện đang tấn công bang New South Wales (NSW).
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 30/8 đã nhất trí với yêu cầu từ Bắc Kinh về việc đánh giá mức độ tuân thủ của Trung Quốc với phán quyết liên quan đến các quy định hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Mỹ.
Tiến độ tiêm chủng và phân phối vắc-xin ngừa Covid-19 đang là rào cản lớn đối với sự phục hồi đồng đều giữa các nền kinh tế. Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp do tốc độ lây lan nhanh của biến thể Delta và có thể sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại hơn 2.300 tỷ USD.
Sau khi đổ vào bang Lousiana của Mỹ vào trưa 29/8 (giờ địa phương, tức sáng 30/8 theo giờ Việt Nam), siêu bão cấp 4 Ida đã suy yếu xuống còn cấp 2. Tuy nhiên, các báo cáo ban đầu cho thấy bão Ida đã gây ra những thiệt hại về người và của.