Chiều 23/9, tại trụ sở Viện Khoa học công nghệ y tế liên hợp của Ấn Độ (THSTI), thành phố Faridabad thuộc bang Haryana, miền Bắc Ấn Độ, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác nghiên cứu đánh giá chất lượng của vaccine Nano Covax do Công ty Nanogen Việt Nam nghiên cứu và phát triển.
Vaccine Nano Covax. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, lễ ký do Giám đốc Viện THSTI Ấn Độ, Tiến sỹ Pramod Kumar Garg, và ông Lương Ngọc Hà, Phó Tổng Giám đốc Nanogen, đồng chủ trì. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Ấn Độ Renu Swarup, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu và các thành viên trong nhóm đặc trách về ngoại giao vaccine và thuốc của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Theo thỏa thuận, Viện THSTI sẽ hợp tác đánh giá tính sinh miễn dịch của vaccine Nano Covax. Công ty Nanogen sẽ gửi mẫu tế bào đơn nhân máu ngoại vi (PBMC) của những người tham gia thử nghiệm Nano Covax trong giai đoạn 3 tới THSTI để tiến hành các xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận các mẫu cuối cùng, THSTI sẽ hoàn thành các xét nghiệm và gửi kết quả cho công ty Nanogen.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu khẳng định việc hợp tác với Viện THSTI có ý nghĩa quan trọng đối với công ty Nanogen trong quá trình nghiên cứu, phát triển vaccine Nano Covax. Kết quả đánh giá khách quan của THSTI sẽ giúp khẳng định chất lượng của vaccine này. Ngoài ra, đây sẽ là cơ sở để công ty Nanogen thúc đẩy việc sản xuất hàng loạt vaccine Nano Ccovax cũng như tiếp cận các thị trường quốc tế bên cạnh việc sản xuất, cung ứng cho nhu cầu của Việt Nam về phòng, chống dịch COVID-19.
Sự hợp tác giữa Nanogen và THSTI là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác khác trong thời gian tới giữa hai nước, nhất là hợp tác đánh giá chất lượng và tiến hành thử nghiệm các vaccine ngừa COVID-19 khác mà Việt Nam đang nghiên cứu, phát triển.
Viện THSTI là đơn vị thuộc Cục Công nghệ sinh học, Bộ Khoa học công nghệ Ấn Độ. Đây là viện nghiên cứu lớn, có uy tín của Ấn Độ trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đánh giá, thử nghiệm lâm sàng vaccine. Viện THSTI đã tham gia nhiều dự án phát triển và đánh giá, thử nghiệm vaccine của Ấn Độ, trong đó có các vaccine ngừa COVID-19 như Covaxin, ZyCoV-D, Cobervax, Sputnik V.... Trong năm 2020, THSTI đã được Liên minh Đổi mới sáng tạo và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh (CEPI) lựa chọn bổ sung vào mạng lưới các viện nghiên cứu để đánh giá chất lượng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới. Mạng lưới này hiện nay có 10 viện nghiên cứu tại Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Italy, Ấn Độ, Bangladesh và Mexico.
Nano Covax là ứng cử viên vaccine COVID-19 do Công ty Nanogen của Việt Nam nghiên cứu, phát triển. Vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam và bước đầu cho kết quả tích cực. Hiện công ty đang phối hợp các cơ quan trong nước thúc đẩy quá trình thử nghiệm Nanocovax để vaccine này có thể sớm được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam.
Theo Baotintuc.vn
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 410.000 ca mắc COVID-19 và 7.575 ca tử vong, nâng tổng ca bệnh vượt mốc 230 triệu, bao gồm trên 4,72 triệu người chết.
Ngày 21/9, báo Khmer Times dẫn thông tin từ Viện Pasteur Campuchia cho biết tính đến ngày 19/9, viện này đã phát hiện tổng cộng 5.751 ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 trong nước, tăng hơn 2.000 ca so với số liệu thống kê này 10 ngày trước đó.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 360.996 trường hợp mắc COVID-19 và 5.156 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 229,6 triệu ca, trong đó trên 4,7 triệu người không qua khỏi.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 346.000 ca bệnh COVID-19 và trên 5.600 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 229 triệu ca, trong đó trên 4,7 triệu ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 360 ca mắc COVID-19 và 5.441 ca tử vong. Làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta đã cướp đi 10.000 sinh mạng ở Mỹ trong một tuần qua.
Trong thông báo ngày 18/9, chính quyền thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến ở Đông Nam Trung Quốc đã yêu cầu người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết.