Ngày 15/10, cảnh sát Hàn Quốc thông báo lực lượng chức năng đã bắt giữ các thành viên chủ chốt của một tổ chức tội phạm quốc tế bị tình nghi thực hiện các vụ tấn công quy mô lớn bằng mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các doanh nghiệp và trường đại học của Hàn Quốc hồi năm 2019.


Đây là kết quả của cuộc điều tra chung giữa cảnh sát Hàn Quốc, Ukraine, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol).

Theo Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc (KNPA), lực lượng chức năng đã bắt giữ 4 thành viên của tổ chức tội phạm giấu tên, trong đó có kẻ cầm đầu hoạt động rửa tiền. Bốn đối tượng này, gồm 3 người Ukraine và 1 người nước ngoài mang quốc tịch khác, bị cáo buộc phát tán mã độc tống tiền Clop vào hệ thống máy tính của 4 trường đại học và doanh nghiệp Hàn Quốc vào tháng 2/2019. Vụ tấn công đã làm tê liệt khoảng 720 hệ thống máy tính chứa dữ liệu học tập và kinh doanh của các trường đại học và doanh nghiệp trên. Các tổ chức bị tấn công đã phải trả tổng cộng 65 đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin, hiện được định giá khoảng 4,5 tỷ won (3,8 triệu USD), để đổi lấy việc giải mã mạng máy tính.

Clop là một chương trình độc hại được sử dụng nhằm làm tê liệt hệ thống máy tính bằng cách thay đổi các định dạng tệp và sau đó sử dụng để tống tiền. KNPA cho biết các nghi phạm được cho đã nhắm mục tiêu vào các trường đại học, cũng như các nhà sản xuất vừa và nhỏ có mức độ bảo mật tương đối yếu. Ngay sau vụ tấn công này, KNPA đã chia sẻ những thông tin về các phương thức tấn công và xâm nhập của các nghi phạm với 20 quốc gia khác. Những tài sản ảo mà các nghi phạm tống tiền được xác nhận đã được chuyển đổi thành tiền mặt tại các sàn giao dịch ở nước ngoài. Một quan chức thuộc KNPA nhấn mạnh trong bối cảnh những thiệt hại liên quan tới các vụ tấn công bằng mã độc tống tiền được ghi nhận trên toàn cầu, việc lần đầu tiên bắt giữ những kẻ rửa tiền trên thông qua sự hợp tác quốc tế đặc biệt có ý nghĩa. Sự hợp tác này sẽ được duy trì tới khi truy bắt được toàn bộ nghi phạm phát tán chương trình độc hại.

Theo dữ liệu của Mỹ, các vụ tống tiền đã gây thiệt hại toàn cầu từ mức 321 triệu USD trong năm 2015 lên 19,9 tỷ USD năm nay và dự kiến lên tới khoảng 264 tỷ USD vào năm 2031.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Merck tăng gấp đôi sản lượng thuốc trị COVID-19 molnupiravir do nhu cầu tăng

Hãng tin Financial Times (FT) ngày 12/10 cho biết công ty dược phẩm Merck có kế hoạch tăng mạnh sản lượng thuốc kháng COVID-19 dạng viên molnupiravir trong năm tới do nhu cầu tăng vọt.

COVID-19 tới 6h sáng 13/10: Ca tử vong vọt tăng gấp đôi tại Mỹ, cao kỷ lục tại Nga

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 351.000 ca nhiễm và 6.122 ca tử vong. Ca tử vong mới tại Mỹ vọt tăng trên 100% trong khi tại Nga, con số này tăng cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát.

Tranh cãi thỏa thuận đổi tài nguyên châu Phi lấy hạ tầng Trung Quốc

Các thỏa thuận đổi cơ sở hạ tầng lấy tài nguyên của Trung Quốc trên khắp châu Phi đang làm dấy lên lo ngại rằng những lợi ích đã cam kết khó trở thành hiện thực vì làm gia tăng nợ công và hủy hoại môi trường.

Toàn thế giới đã ghi nhận 238,76 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 11/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 238,76 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4,86 triệu người không qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 215,93 triệu người.

Indonesia cho phép du khách 18 nước nhập cảnh từ ngày 14/10

Ngày 11/10, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan cho biết các cửa khẩu hàng không quốc tế của nước này sẽ được mở lại cho du khách từ 18 quốc gia vào ngày 14/10.

Khủng hoảng điện tạo làn sóng mới dịch chuyển chuỗi cung khỏi Trung Quốc

Các nhà cung ứng của Apple cùng nhiều công ty khác đang tính giải pháp dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc để tránh nguy cơ "tập trung sản xuất quá mức” ở đại lục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục