Không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, trong đó phụ nữ và người di cư là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây là cảnh báo của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đưa ra ngày 22/11.


Người dân Afghanistan sơ tán tránh xung đột tại Herat, ngày 8/7/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong báo cáo vừa công bố dựa trên dữ liệu thu thập tại 192 quốc gia trên thế giới, IFRC nhấn mạnh cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã gây ra những tác động không đồng đều đối với những nhóm người dễ bị tổn thương. Theo đó, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhiều người rơi vào cảnh mất việc làm và thu nhập. Cuộc khủng hoảng dịch bệnh cũng làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực, cản trở việc tiếp cận giáo dục và các biện pháp phòng, chống bạo lực trong khi làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Phát biểu với báo giới, Tổng Thư ký IFRC Francesco Rocca cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những gì chúng tôi đã nghi ngờ và quan ngại từ lâu, đó là các tác động gián tiếp mang tính hủy diệt của đại dịch đã phá hủy cấu trúc xã hội và những tác động này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ tới".

Ông Rocca nêu rõ báo cáo đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về những người vốn đã dễ bị tổn thương do xung đột, biến đổi khí hậu và nghèo đói, nay lại bị đẩy xa hơn tới bờ vực. 


Theo báo cáo của IFRC, trên khắp thế giới, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19. Họ có nhiều nguy cơ bị mất việc hơn so với nam giới, một phần vì họ thường làm việc trong nền kinh tế phi chính thức và trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của các biện pháp hạn chế phòng dịch như du lịch. Báo cáo cũng cho rằng các biện pháp phong tỏa đã làm gia tăng đáng kể nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Những người di cư, người tị nạn và những người phải di dời chỗ ở trong nước cũng là nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo IRFC, tác động lớn nhất đối với những người này là vấn đề việc làm. Khoảng 80% số người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ tham gia khảo sát cho biết ít nhất một thành viên trong gia đình họ đã bị mất việc do dịch bệnh.

Theo TTXVN

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục