Tổng thống Colombia Ivan Duque thông báo nước này sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp để ứng phó với dịch Covid-19 do sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi Omicron. Theo đó, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài đến ngày 28/2/2022. Colombia trước đó có kế hoạch gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 11 này.

 


Hành khách rời khu vực xét nghiệm Covid-19 tại sân bay quốc tế Ben Gurion, Tel Aviv, Israel, ngày 28/11/2021. (Ảnh: Reuters)

Tại Mỹ, trong bối cảnh tốc độ lây nhiễm và nhập viện do Covid-19 tại bang New York gia tăng, Thống đốc bang ra tuyên bố "tình trạng khẩn cấp do thảm họa” để tránh cho các bệnh viện không bị quá tải. Bang New York đang chứng kiến tốc độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao chưa từng thấy từ tháng 4/2020. Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực đến ngày 15/1/2022.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett cảnh báo quốc gia Trung Đông này đang đối mặt tình trạng khẩn cấp quốc gia với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron. Israel đang cân nhắc đóng cửa các trường học để khuyến khích học sinh tiêm vaccine phòng bệnh, đồng thời thông báo cấm toàn bộ người nước ngoài nhập cảnh, trở thành nước đầu tiên đóng hoàn toàn biên giới để đối phó biến chủng Omicron. 

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã ban bố lệnh phong tỏa ban đêm, theo đó các quán rượu, nhà hàng và phần lớn cửa hàng tại nước này sẽ phải đóng cửa từ 17 giờ hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau. Đây là một phần các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng số ca mắc mới Covid-19 gia tăng khiến các bệnh viện quá tải. Ngoài ra, Hà Lan cũng bắt buộc đeo khẩu trang tại các trường trung học cơ sở từ ngày 28/11.

Quy định đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng và tại các cửa hàng cũng được áp dụng trở lại tại Anh từ đầu tuần này. 10 quốc gia châu Phi, trong đó có Nam Phi, hiện nằm trong "danh sách cảnh báo đỏ” của Vương quốc Anh, theo đó từ  ngày 28/11, tất cả những người đến từ các quốc gia này sẽ phải cách ly tại khách sạn trong 10 ngày.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 29/11 bắt đầu cấm chuyến bay từ Nam Phi và khu vực lân cận. 4 nước Đông Nam Á gồm Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore đã siết đi lại với các nước phía nam châu Phi, yêu cầu cách ly người nhập cảnh trong những ngày qua. Anh, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Iran, Brazil và Canada cũng cấm nhập cảnh đối với người đến từ Nam Phi và 5 nước láng giềng. 

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu cảnh báo  nguy cơ "từ cao tới rất cao” biến thể Omicron sẽ lan rộng ra châu Âu. Giới chuyên gia lo ngại biến thể Omicron với 32 đột biến có khả năng lây nhiễm cao và nguy hiểm hơn biến chủng Delta. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) quyết định hoãn hội nghị bộ trưởng dự kiến diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) trong tuần tới do sự xuất hiện của biến thể này.

                                                                      Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


COVID-19 tới 6 giờ ngày 26/11: Thế giới vượt 260 triệu ca bệnh; Châu Âu dịch bùng phát nghiêm trọng

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 541.146 trường hợp mắc COVID-19 và 6.378 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 256,8 triệu ca, trong đó trên 5,15 triệu người không qua khỏi.

Mùa đông, lo ngại "làn sóng phá sản" ở châu Âu

Các quốc gia châu Âu đang bước vào một mùa đông lạnh giá với nhiều âu lo khi số ca mắc mới Covid-19 tăng nhanh trên toàn "lục địa già". Ngoài mối lo dịch bệnh, giới chức châu Âu còn lo ngại một "làn sóng phá sản" của các doanh nghiệp đang đến gần vì những khó khăn do Covid-19 gây ra.

ASEM chung sức vì sự phát triển bền vững

Trước những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) tiếp tục phát huy vai trò là cơ chế đối thoại, hợp tác quan trọng và có quy mô lớn nhất giữa châu Á và châu Âu. Là thành viên sáng lập, Việt Nam luôn đồng hành cùng ASEM, chủ động đưa ra những sáng kiến hướng tới ổn định, hòa bình và tăng trưởng bền vững của hai châu lục.

Anh khẳng định vaccine ngừa COVID-19 an toàn cho thai phụ

Tiêm vaccine phòng COVID-19 an toàn cho phụ nữ mang thai và không liên quan đến tỷ lệ biến chứng cao hơn. Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) ngày 25/11 đã đưa ra lời khẳng định này trong nỗ lực khuyến khích thai phụ tiêm chủng.

COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 577.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.600 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 259,5 triệu ca, trong đó trên 5,18 triệu ca tử vong.

Chuyên gia: Ý thức người dân giúp kéo giảm số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản

Thời gian gần đây, Nhật Bản liên tục ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm và cũng đã ghi nhận ngày không ghi nhận ca mắc tử vong do Covid - 19

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục