Ủy ban châu Âu ngày 21/12 thông báo các chứng nhận vaccine COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ có hiệu lực trong 9 tháng nếu người sở hữu không tiêm mũi bổ sung.
Hộ chiếu
vaccine điện tử được ghi nhận khắp EU mặc dù có nhiều ứng dụng khác nhau dựa trên
quốc gia của người sở hữu.
Các công dân EU được đề nghị tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung 6
tháng sau khi đã tiêm mũi thứ hai. Tuy nhiên, các chứng nhận vaccine sẽ chỉ có
hiệu lực thêm 3 tháng và được coi như khoảng thời gian phù hợp để đảm bảo tiếp
cận được với liều vaccine bổ sung.
Một quan chức EU chia sẻ với hãng thông tấn Reuters (Anh) rằng
hiệu lực của hộ chiếu vaccine COVID-19sau khi tiêm mũi bổ sung sẽ được
kéo dài không có giới hạn.
Kênh DW (Đức) cho biết động thái diễn ra ở thời điểm các quốc gia
châu Âu tìm cách đảm bảo tỷ lệ tiêmvaccine ở thời điểm số ca mắc mới
COVID-19 tăng mạnh và biến thể Omicron lây lan.
Bên cạnh
đó, Ủy ban châu Âu đề xuất các nước EU áp dụng quy định mới theo cấp quốc gia
"để đảm bảo chắc chắn cho du khách và giảm gián đoạn”.
Một số quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp tương tự. Tại Pháp,
người trưởng thành đã tiêm vaccine mũi thứ hai hơn 6 tháng sẽ không được tiếp
cận hộ chiếu vaccine của nước này nếu chưa tiêm mũi bổ sung. Quy định này có
hiệu lực từ ngày 15/1/2022. Hà Lan cũng lên kế hoạch cho động thái tương tự.
Bồ Đào
Nha, Ireland, Cyprus, Latvia, Italy, Hy Lạp và Áo cũng có các biện pháp khẩn
cấp tương tự yêu cầu ngay cả những hành khách EU đã tiêm đủ vaccine cũng cần
xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành hoặc cách ly sau khi nhập cảnh.
Theo Baotintuc
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 430.000 ca nhiễm và 3.466 ca tử vong. Nước Anh dẫn đầu với trên 82.000 ca nhiễm mới trong khi Nga tiếp tục đứng đầu về ca tử vong, ở mức trên 1.000 ca/ngày.
Sự lây lan của biến thể Omicron là chủ đề "nóng” được các nhà lãnh đạo châu Âu quan tâm thảo luận tại Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU) vừa diễn ra ở Brussels (Bỉ). Nỗ lực đưa ra cách tiếp cận thống nhất và duy trì sự phối hợp xuyên liên minh được các nhà lãnh đạo EU coi là biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn những nguy cơ từ đại dịch đối với toàn khu vực.
Bộ Y tế Campuchia ra thông báo phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, trong khi Slovenia xác nhận có 4 trường hợp nhiễm biến thể này.
Ngày 14/12, giới chức Colombia cho biết, 2 vụ nổ bom đã xảy ra tại một sân bay ở Cucuta, đông bắc Colombia, khiến 3 người thiệt mạng, trong đó, có đối tượng tình nghi là thủ phạm.
Mexico đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng di cư lan rộng trong những tháng gần đây khi hàng chục nghìn người di cư bị mắc kẹt ở biên giới phía nam, giáp Guatemala và tại biên giới phía bắc với Mỹ.
Một loạt vấn đề cấp bách, với trọng tâm là tiến trình phục hồi sau đại dịch, được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), diễn ra tại Anh. Tại Hội nghị, lần đầu G7 tổ chức thảo luận với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, cho thấy nhu cầu cấp thiết tăng cường hợp tác đa phương, cùng đẩy lùi dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi.