Liệu biến thể Omicron có làm hỏng kỳ nghỉ Giáng sinh không? Câu hỏi này đang làm nóng các diễn đàn của châu Âu những ngày này. Đối mặt với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, hầu hết các quốc gia ở châu Âu đang phản ứng và phòng vệ bằng cách thực hiện những biện pháp ngày càng triệt để. Trong khi Pháp và Đức tập trung nguồn lực vào việc tiêm chủng, các nước láng giềng đang gia tăng các biện pháp hạn chế, từ lệnh giới nghiêm đến đóng cửa các địa điểm công cộng.


Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Dearborn, Michigan, Mỹ.

Tạo áp lực tiêm vaccine

Vài tuần trước, các nhà dịch tễ học Pháp đã dự đoán một kỳ nghỉ yên bình sẽ kết thúc năm nay. Nhưng sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm đảo lộn mọi chuyện. Mặc dù Pháp mới chỉ phát hiện gần 350 trường hợp nhiễm biến thể này, nhưng tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng con số thống kê của Cơ quan Y tế Pháp thấp hơn nhiều so với tình hình thực tế.

Các chuyên gia dự đoán biến thể này sẽ chiếm đa số ở Pháp trong vài ngày tới, có thể là trước khi kết thúc năm. Để ngăn chặn làn sóng dịch thứ năm này, Chính phủ Pháp đã quyết định chuyển thẻ y tế thành thẻ vaccine để gây áp lực đối với 6 triệu người chưa tiêm chủng, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng dịch, đặc biệt là ở các nhà hàng, quán bar, hộp đêm và khu vui chơi trong nhà. Pháp cũng bắt đầu triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Những người trên 65 tuổi bắt buộc phải tiêm liều vaccine tăng cường.

 

Chính phủ mới của Đức cũng chủ trương đẩy mạnh tiêm vaccine. Tỷ lệ này hiện nay tại Đức vẫn thấp hơn so với các nước lớn khác ở châu Âu, đặc biệt là do những khó khăn trong khâu tổ chức. Việc tiêm chủng sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên y tế - với thời hạn là ngày 15/3/2022, sau đó sẽ nghiên cứu mở rộng ra toàn dân. Một số vùng, bao gồm Berlin và Bavaria bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em. Các mức độ cưỡng chế khác nhau được đưa ra và chỉ có những người đã được bảo vệ trước virus mới có quyền tiếp cận các địa điểm công cộng, bao gồm cả cửa hàng.

Giãn cách, phong tỏa, giới nghiêm

 

Hà Lan đã quyết định giãn cách xã hội đến ngày 14/1/2022 để hạn chế sự lây lan của Omicron. Đây là nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng biện pháp nghiêm ngặt như vậy.

Giải thích về việc áp đặt quy định nghiêm ngặt này ngay trước thềm Giáng sinh, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố: "Nếu chúng ta chờ đợi để tìm hiểu mọi thứ về biến thể này, thì có thể sẽ là quá muộn".

Bắt đầu từ tuần này, tất cả các cửa hàng không thiết yếu, cơ sở văn hóa và nhà thi đấu thể thao đã phải đóng cửa. Chỉ có các trạm xăng, siêu thị, tiệm bánh và hiệu thuốc mới có thể mở cửa đến 20h. Mỗi hộ gia đình không được đón tiếp quá hai lượt khách mỗi ngày tại nhà, riêng dịp Giáng sinh và Năm mới được tối đa bốn khách. Các trường học sẽ đóng cửa ít nhất đến ngày 9/1/2022.

Những quyết định này được đưa ra khi đỉnh của làn sóng dịch thứ năm do liên kết giữa hai biến thể Delta và Omicron khiến lượng người mắc COVID-19 tăng vọt. Hiện Hà Lan ghi nhận 100 trường hợp nhiễm Omicron, song cơ quan y tế nước này cho rằng số ca nhiễm biến thể này sẽ chiếm đa số trong những ngày cuối năm. Chiến dịch tiêm vaccine ở Hà Lan được triển khai muộn đang "tuột dốc" vì thiếu nhân sự trong cả khâu tiếp nhận lịch hẹn lẫn tiêm chủng. Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, chỉ 10,6% dân số trưởng thành Hà Lan được tiêm liều thứ ba, bằng một nửa mức trung bình của EU (23,5%).

 

Ireland đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách hạn chế giờ mở cửa của các quán rượu, nhà hàng và những khu vực trong không gian kín. Các nhà hàng này sẽ phải tắt đèn, đóng cửa từ 20h cho đến cuối tháng 1 năm sau. Thủ tướng Michael Martin giải thích, mục tiêu là "giảm tiếp xúc xã hội từ 20% đến 30%". Thủ tướng Taoiseach cũng nhấn mạnh "không thể chờ xem điều gì sẽ xảy ra bởi vì đến khi đó thì sẽ quá muộn".

Cân nhắc dựng "tường lửa"

 

Ngay trước thềm lễ Giáng sinh, người Anh cũng đang ở trong tình trạng bất an. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid ám chỉ rằng chính phủ có thể đưa ra các hạn chế bổ sung trong thời gian ngắn. Theo ông: "Đã đến lúc phải cẩn thận hơn. Chúng tôi biết Omicron đang lây lan rất nhanh chóng”. Ông gợi ý rằng các biện pháp "tường lửa" có thể thực hiện vào cuối tuần này.

Các nhà khoa học Anh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo khi số ca mắc COVID-19 theo ngày tại nước này lần đầu tiên đã vượt ngưỡng 100.000, với 106.122 ca được báo cáo vào ngày 22/12. Đợt dịch cao điểm mới này có thể khiến 3.000 đến 10.000 ca nhập viện mỗi ngày, cũng như từ 600 đến 6.000 ca tử vong .

Hiện nay, London đang là một ổ dịch Omicron lớn và số ca nhập viện do biến thể mới này ngày càng gia tăng. Thị trưởng thủ đô London đã coi đây là một "sự cố lớn" và kêu gọi sự phối hợp tốt hơn của các dịch vụ công. Trong khi đó, Thủ tướng Boris Johnson đang kỳ vọng số người đi tiêm chủng sẽ tăng mạnh. Ngày 21/12, Anh đạt kỷ lục về số người tiêm mũi vaccine tăng cường trong 1 ngày với 968.665 người, nâng tổng số người đã tiêm 3 mũi vaccine tại nước này lên hơn 30,8 triệu. Tính riêng trong tuần qua, đã có 6,1 triệu người Anh được tiêm mũi tăng cường.

Đóng cửa điểm giải trí

Cuối tuần qua, người dân Đan Mạch đã đổ xô đến rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng, phòng hòa nhạc, sòng bạc và các điểm tham quan khác để tận hưởng những giờ giải trí cuối cùng được phép trước khi những nơi này bị đóng cửa từ 8h ngày 19/12 đến cuối tháng 1/2022. Thủ tướng Mette Frederiksen cho biết việc áp dụng biện pháp đã được chính phủ quyết định một ngày trước đó và được đa số nghị sĩ quốc hội tán thành. Các trường hợp mắc mới COVID-19 tăng đều đặn kể từ đầu tuần ở đất nước 5,8 triệu dân, với mức cao kỷ lục 13.558 ca trong ngày 21/12.

Cho đến nay, hơn 12.000 trường hợp nhiễm Omicron đã được ghi nhận ở quốc gia nằm trên bán đảo Scandinavia này. Điều này làm dấy lên sự lo ngại, dù 76,2% công dân Đan Mạch được tiêm chủng. Theo dự báo của Viện Huyết thanh học SSI, nếu không có biện pháp kịp thời, ước tính từ Giáng sinh trở đi, cả nước sẽ có từ 9.000 đến 45.000 ca mắc mới mỗi ngày. Mức tăng gấp 5 lần này sẽ làm thay đổi mọi thứ.

Bỉ cũng quyết định đóng cửa tất cả các cơ sở văn hóa, giải trí và thể thao kể từ ngày 26/12, bao gồm nhà hát, phòng hòa nhạc và rạp chiếu phim. Những sự kiện tổ chức ngoài trời sẽ phải tuân theo những quy định hạn chế mới. Chợ Giáng sinh vẫn được duy trì nhưng không được dựng lều và phải tuân thủ khoảng cách 4m2/khách. Các cửa hàng có diện tích dưới 20m2 chỉ được đón tiếp cùng một lúc 2 khách hàng.

Các sự kiện thể thao dù ở ngoài trời hay trong nhà, đều không được phép có khán giả. Các cuộc họp mặt gia đình cuối năm không bị cấm nhưng nhà chức trách khuyến nghị tiếp tục hạn chế tiếp xúc trong thời gian diễn ra lễ Giáng sinh và khuyến khích sử dụng xét nghiệm nhanh. Cơ quan trên cũng khuyến cáo nên giữ thông thoáng cho các không gian trong nhà và đeo khẩu trang.

Có thể nói biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh ở châu Âu đã ảnh hưởng tới không khí trước thềm Giáng sinh và Năm mới. Nhiều nước thực sự đang "chạy nước rút" đã ngăn chặn đà lây lan của biến thể Omicron, với hy vọng tránh được một "Giáng sinh buồn" khi số ca mắc tăng mạnh. Giới chức châu Âu nhận định mức độ tuân thủ của người dân đối với các quy định phòng dịch sẽ là yếu tố quan trọng quyết định châu Âu có thể hưởng một mùa Giáng sinh và Năm mới an toàn trong đại dịch hay không.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Chưa tiêm bổ sung, hộ chiếu vaccine của người EU sẽ chỉ có hiệu lực 9 tháng

Ủy ban châu Âu ngày 21/12 thông báo các chứng nhận vaccine COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ có hiệu lực trong 9 tháng nếu người sở hữu không tiêm mũi bổ sung.

Bài học trong phòng chống dịch COVID-19 dành cho năm 2022

Đã 2 năm kể từ khi COVID-19 xuất hiện, 1 năm từ thời điểm vaccine phòng dịch bệnh này được phân phối và 1 tháng sau khi biến thể Omicron được ghi nhận làm thay đổi mọi hy vọng về sự hồi phục trong mùa Đông.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 21/12: Nhiều nước siết chặt phòng dịch trước Giáng sinh; WHO đưa ra đánh giá mới về biến thể Omicron

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 501.372 trường hợp mắc COVID-19 và 3.722 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 275 triệu ca, trong đó trên 5,37 triệu người không qua khỏi.

“Nữ hoàng livestream'” Trung Quốc bị phạt 210 triệu USD do trốn thuế

Ngày 20/12, Tổng cục Thuế Trung Quốc cho biết đã phạt "ngôi sao livestream" hàng đầu của nước này Huang Wei, hay còn được biết đến với cái tên Viya, số tiền 1,34 tỷ Nhân dân tệ (NDT - khoảng 210 triệu USD) vì tội trốn thuế.

Lây nhiễm đột phá có thể tạo "siêu miễn dịch" chống COVID-19 lên tới 2.000%

Một nghiên cứu mới ở Mỹ cho thấy những người mắc COVID-19 sau khi được tiêm chủng đầy đủ có thể có "siêu miễn dịch” bảo vệ cơ thể trước virus SARS-CoV-2.

COVID-19 tới 6h sáng 20/12: Gần 275 triệu ca bệnh; Cảnh báo Omicron "hoành hành khắp thế giới"

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 430.000 ca nhiễm và 3.466 ca tử vong. Nước Anh dẫn đầu với trên 82.000 ca nhiễm mới trong khi Nga tiếp tục đứng đầu về ca tử vong, ở mức trên 1.000 ca/ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục