Sputniknews đưa tin, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Abdulla Shahid đã hoan nghênh tuyên bố chung ngày 3/1 của 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về vấn đề hạt nhân.




Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Abdulla Shahid. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trao đổi với hãng tin Sputnik, ông Paulina Kubiak-người phát ngôn của ông Shahid cho hay: "Chủ tịch Abdulla Shahid hoan nghênh tuyên bố chung của 5 cường quốc hạt nhân, những quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng an ninh. Các cam kết theo nghĩa vụ của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), bao gồm nghĩa vụ theo Điều VI và mong muốn tăng cường sự hiểu biết cũng như tin cậy lẫn nhau, đồng thời ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang không mang lại lợi ích và gây nguy hiểm cho tất cả. Đây là thông điệp đúng đắn đối với thế giới trong bối cảnh chúng ta bắt đầu Năm mới”.

Trước đó, ngày 3/1, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ và Pháp đã nhất trí ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Trong một tuyên bố hiếm hoi, 5 cường quốc hạt nhân của thế giới đồng thời là 5 quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẳng định "không thể có quốc gia nào giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân” và cuộc chiến này không bao giờ nên xảy ra.

Tuyên bố được công bố trước thềm một hội nghị của Liên hợp quốc về không phổ biến vũ khí hạt nhân đáng lẽ diễn ra từ ngày 4-28/1 tại New York (Mỹ) nhưng đã bị hoãn do tình trạng lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

                         Theo Nhandan

Các tin khác


COVID-19 tới 6h sáng 31/12: Thế giới có tới 1,7 triệu ca mắc mới; Một loạt nước ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận tới 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 6.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 286,6 triệu ca, trong đó trên 5,44 triệu ca tử vong.

Đồng euro và hành trình 20 năm mở rộng ảnh hưởng

Cách đây 20 năm, khi châu Âu chuẩn bị đón chào Năm mới 2002, 12 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), với trên 300 triệu dân, đã nói lời tạm biệt các đồng tiền riêng của mỗi nước để cùng sử dụng đồng tiền chung euro.

Kinh tế toàn cầu: Những mảng màu đan xen

(HBĐT) - Làn sóng mới của dịch Covid-19 làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, song các dự báo vẫn chỉ ra những tín hiệu khả quan. Theo báo cáo thường niên của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), sản lượng kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022. GDP toàn cầu cũng sẽ cao hơn mức trước đại dịch.

Số ca mắc mới COVID-19 tại Anh tiếp tục chạm mốc cao kỷ lục

Trong 7 ngày qua đã có 914.723 người xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trên khắp Vương quốc Anh, trong khi nhu cầu xét nghiệm nhanh cũng tăng vọt. .

WHO cảnh báo Omicron và Delta phối hợp gây ra ''cơn sóng thần'' các ca mắc mới COVID-19

Ngày 29/12, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo "một cơn sóng thần" các ca mắc mới COVID-19 đang ập đến khi các biến thể Delta và Omicron của virus SARS-CoV-2 cùng lây lan nhanh chóng.

Nga đề xuất ký hiệp định quốc tế về Internet

Hãng tin Sputnik của Nga dẫn thông báo của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov trong một cuộc phỏng vấn cho biết, Moskva đề xuất ký kết hiệp định về quy định quốc tế trong việc quản lý Internet.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục