Ngày 29/12, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo "một cơn sóng thần" các ca mắc mới COVID-19 đang ập đến khi các biến thể Delta và Omicron của virus SARS-CoV-2 cùng lây lan nhanh chóng.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Tedros gọi 2 biến thể này là những mối đe dọa kép, khiến số ca mắc mới ở nhiều quốc gia tăng lên mức kỷ lục, kéo theo số ca nhập viện và tử vong tăng. Người đứng đầu WHO bày tỏ đặc biệt lo ngại về biến thể Omicron, có khả năng lây lan nhanh.
Ông Tedros tiếp tục kêu gọi các quốc gia phân phối vaccine đồng đều hơn và cảnh báo việc quá chú trọng tiêm mũi tăng cường tại các nước phát triển có thể khiến nguồn cung vaccine cho các nước nghèo trở nên hạn hẹp. Ông cho biết WHO đang thực hiện chiến dịch vận động để mỗi quốc gia đều sẽ đạt mục tiêu tiêm phòng cho 70% dân số vào giữa năm 2022, từ đó giúp thế giới vượt qua giai đoạn hiểm nghèo vì đại dịch COVID-19.
Phát biểu của người đứng đầu WHO được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều nước ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy kể từ khi dịch bùng phát. Ngày 29/12, Đại học Johns Hopkins công bố dữ liệu cập nhật cho thấy trung bình số ca mắc mới tại Mỹ trong 7 ngày qua đã lên tới mức cao nhất kể từ đầu dịch trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng.
Cụ thể, trong giai đoạn 7 ngày gần nhất, tính đến ngày 2/12, trung bình số ca mắc mới mỗi ngày tại Mỹ là 265.427 ca, vượt xa mức đỉnh 251.989 ca/ngày từng ghi nhận hồi giữa tháng 1. Chuyên gia dịch bệnh học của Havard, Michael Mina, cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì các lý do như thiếu xét nghiệm và các kết quả xét nghiệm tại nhà không được báo cáo.
Trong tuần tính đến hết ngày 25/12, biến thể Omicron gây ra khoảng 59% số ca mắc mới tại Mỹ và là biến thể lây lan nhanh nhất được phát hiện cho đến nay. Dù biến thể này gây ít ca bệnh nặng hơn nhưng các bệnh viện tại Mỹ cũng đã bắt đầu quá tải, nhân viên y tế kiệt sức. Theo Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), hiện nước này ghi nhận khoảng 9.000 bệnh nhân COVID-19 nhập viện mỗi ngày.
Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 16.500 ca/ngày từng ghi nhận hồi tháng 1. Trong giai đoạn 7 ngày tính đến ngày 23/12, Mỹ ghi nhận trung bình 1.200 ca tử vong/ngày, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh khoảng 3.400 ca/ngày hồi tháng 1. Các chuyên gia hy vọng làn sóng dịch bệnh mới do Omicron sẽ chỉ như một trận lũ quét nhanh chóng trôi qua như từng diễn ra ở Nam Phi, nơi đầu tiên báo cáo về biến thể Omicron hồi giữa tháng 11. Nam Phi đã ghi nhận số ca mắc mới giảm dần trong hơn 1 tuần qua.
Người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 17/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tương tự, Pháp cũng ghi nhận trên 200.000 ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Hiện biến thể Omicron cũng đang tiếp tục lan rộng tại Pháp. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết nước này ghi nhận 208.000 ca COVID-19 trong 24 giờ qua, cao hơn mức 179.807 ca ghi nhận một ngày trước. Ông Veran đánh giá với tình hình hiện nay thì Omicron không phải đang gây ra làn sóng dịch bệnh mới mà là một cơn sóng thần dịch bệnh mới.
Bộ trưởng Y tế Pháp cũng cho rằng thậm chí các mũi tiêm phòng cũng khó có thể ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Omicron khi có tới 10% dân số Pháp hiện được cho là có tiếp xúc với ít nhất 1 người bệnh. Trước đó, ông Veran cảnh báo Pháp có thể ghi nhận số ca mắc mới vào khoảng trên 250.000 ca/ngày vào đầu tháng 1/2022.
Theo Báo Tin tức
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 27/12 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có 280.445.271 ca mắc COVID-19 và 5.419.094 ca tử vong. Số ca hồi phục là 250.542.623 ca.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 333.000 ca mắc COVID-19 và trên 2.800 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 280 triệu ca, trong đó trên 5,41 triệu ca tử vong.
Trong thông điệp Giáng sinh đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden ca ngợi sức mạnh và tinh thần kiên cường của người dân Mỹ trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19.
Nhà khoa học từng cảnh báo thế giới về biến thể Omicron cho rằng chiến lược "zero COVID” của Trung Quốc có thể sẽ không hiệu quả trong ngăn chặn siêu biến thể dễ lây lan như Omicron.
Trang web FlightAware ngày 26/12 cho biết hơn 6.000 chuyến bay đã bị hủy trên toàn cầu và hàng nghìn chuyến khác bị hoãn trong dịp lễ Giáng sinh cuối tuần do biến thể Omicron đang lây lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng tới hoạt động đi lại của hàng triệu người.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 472.000 ca nhiễm và 3.796 ca tử vong. Pháp đứng đầu thế giới với trên 100.000 ca nhiễm mới.