Tuần trước, tỷ lệ tử vong hàng ngày trung bình trong 7 ngày ở Mỹ, hầu hết là do biến thể Omicron, đã vượt qua con số cao nhất vào thời kỳ bùng phát đỉnh điểm của Delta.

Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy mức trung bình 7 ngày đối với số ca tử vong mới là 2.228 người trong tuần lễ kết thúc vào ngày 28/1.

Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở mức khoảng 2.000 ca trong làn sóng bùng phát do biến thể Delta gây ra vào tháng 9/2021, mặc dù tổng số ca tử vong vẫn thấp hơn so với trước khi có vaccine.


Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phân tích của báo The New York Times, tỷ lệ người Mỹ tử vong kể từ khi quốc gia này ghi nhận trường hợp nhiễm Omicron đầu tiên vào ngày 1/12/2021 là cao hơn 63% so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác.

Mặc dù Omicron dường như gây triệu chứng nhẹ hơn so với biến thể Delta, nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng khi nó bắt đầu đột biến, biến thể này vẫn có thể dẫn đến số lượng lớn người chết do có khả năng lây truyền cao hơn nhiều.

Nhưng số ca mắc bệnh Omicron cao ở châu Âu và các khu vực khác có tỷ lệ tiêm chủng cao đã không dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng đột biến.

Ví dụ, số liệu chính thức từ Anh - quốc gia có dân số bằng 1/5 dân số của Mỹ - cho thấy tổng số người chết trung bình trong 7 ngày là 213 người tính đến ngày 29/1.

Một số quốc gia châu Âu khác cũng đã chứng kiến số người chết ổn định hoặc giảm ngay cả khi số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao. Hôm 3/2, ông Hans Kluge, Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết châu Âu có thể sớm bước vào "đình chiến” nhờ khả năng miễn dịch cao và mùa Đông kết thúc, cũng như tỷ lệ tử vong do Omicron thấp hơn.

Nhiều báo cáo của truyền thông Mỹ đã cáo buộc tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều của nước này, cùng với chương trình tiêm vaccine tăng cường chậm chạp, đã dẫn đến tỷ lệ tử vong cao như trên.
Tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 của Mỹ là khoảng 64% trên toàn quốc, trong khi 72% người dân ở Anh và 73% ở Đức được tiêm chủng đầy đủ.

Theo báo cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu, số ca nhập viện và tử vong do Omicron tại khu vực này có xu hướng thấp hơn so với các đợt bùng phát trước là nhờ tỷ lệ tiêm chủng và các ca nhiễm trước đó nhiều hơn, cũng như có các phương án điều trị tốt hơn.

Cơ quan trên cho biết hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ nhập viện do Omicron giảm 50 đến 60% so với Delta và các biến thể trước đó.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng: "Hầu hết các nghiên cứu không tính đến khả năng hệ miễn dịch suy giảm, hoặc khả năng có lượng lớn các trường hợp tái nhiễm chưa được xác định rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của Omicron”.

Trong một bài báo gần đây được xuất bản trên Tạp chí Y học New England, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Harvard lập luận rằng Omicron về bản chất không ít nghiêm trọng hơn các biến thể khác. Họ đồng thời nói rằng làn sóng mới nhất này có tỷ lệ tử vong thấp hơn là do khả năng miễn dịch từ trước, cũng như cách thức  tính toán số liệu.

Ở những nơi khác trên thế giới, số ca nhiễm Omicron đột biến và tái nhiễm cao hơn, nhưng vaccine vẫn giúp giảm tỷ lệ tử vong.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo rằng Omicron vẫn có thể gây ra hàng loạt ca nhập viện và tử vong, đồng thời tin rằng nước này sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc nếu mở cửa cho du khách quốc tế quá vội vàng.

Số liệu ngày 4/2 của Đại học John Hopkins cho thấy nước Mỹ ghi nhận hơn 900 nghìn ca tử vong do đại dịch COVID-19, chiếm 15,7% tổng số ca tử vong toàn cầu. Theo một số so sánh, số người tử vong do COVID-19 hiện cao hơn số người Mỹ chết vì bệnh tim hoặc ung thư trong năm 2020, và tương ứng với dân số của thành phố Columbus, bang Ohio.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Trung Quốc chú trọng phòng chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Theo Tân Hoa xã, nhà chức trách du lịch Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19.

Toàn thế giới đã vượt 371 triệu ca mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 29/1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 371.034.387 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.669.913 ca tử vong. Số ca bình phục là 292.901.593 ca.

COVID-19 tới 6h sáng 28/1: Thế giới vượt 366 triệu ca mắc; Nhiều nước có hàng trăm nghìn ca mắc mới

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 3,2 triệu ca mắc COVID-19 và trên 9.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 366 triệu ca, trong đó trên 5,65 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 27/1: Mỹ điều chỉnh hướng dẫn dùng thuốc điều trị; Một số nước châu Âu nới lỏng phòng dịch

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 3.304.190 trường hợp mắc COVID-19 và 9.127 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 362 triệu ca, trong đó trên 5,64 triệu người không qua khỏi.

Số tử vong vì COVID-19 ở Mỹ lên 2.100 ca/ngày, cao nhất trong gần một năm

Số ca tử vong tại do nhiễm COVID-19 tại Mỹ lên mức cao nhất kể từ hồi đầu năm ngoái, vượt cả ngưỡng từng ghi nhận trong làn sóng lây nhiễm Delta gần đây.

COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil ''''nóng'''' trở lại

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,4 triệu ca nhiễm mới và 7.200 ca tử vong. Nước Pháp dẫn đầu với trên nửa triệu ca nhiễm mới trong khi Brazil đang trở lại là điểm nóng lây nhiễm của thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục