Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng, các nước châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. Tuần tới, Ðại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell (G.Bo-ren) và Ủy viên EU phụ trách năng lượng Kadri Simson (C.Xim-xơn) sẽ đến Mỹ. Ông Borrell cùng Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken (A.Blin-ken) đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU-Mỹ, thảo luận vấn đề an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng sạch.
Cuộc họp các nước tham gia Hành lang khí đốt phía nam. Ảnh Bộ Năng lượng Azerbaijan
Trong khi đó, một phái đoàn của EU đã tới Azerbaijan nhằm thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung khí đốt. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (I.A-li-ép) và Ủy viên EU Kadri Simson đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng hằng năm của các nước tham gia Hành lang khí đốt phía nam (SGC). Bà Simson cảm ơn Azerbaijan vì nỗ lực tăng nguồn cung khí đốt cho EU thông qua SGC - tổ hợp ba đường ống dẫn khí đốt nối các nước Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania, qua biển Adriatic đến Italia.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (T.Éc-đô-gan) cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có thể hợp tác với Israel về cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Giới chức hai nước bàn về vấn đề này trong khuôn khổ chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Israel vào giữa tháng 3 tới. Ông Erdogan cho biết thêm, Ankara cũng đang thảo luận việc ký một hợp đồng với Iraq về cung cấp khí đốt tự nhiên.
Bảo đảm nguồn cung năng lượng cũng là một trong những nội dung chính trong cuộc họp các nước Baltic (gồm Estonia, Latvia và Litva). Theo các nhà lãnh đạo, các công ty năng lượng và chính phủ các nước Baltic đang hợp tác để ứng phó trường hợp nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga bị cắt giảm. Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins (C.Ca-rin) cho biết, các nước Baltic có thể dựa vào cảng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Litva và kho chứa khí đốt của Latvia.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin (V.Pu-tin) vừa công bố các thỏa thuận mới cung cấp khí đốt tự nhiên và dầu mỏ của Nga cho Trung Quốc. Theo đó, Tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ vùng Viễn Ðông của Nga cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC). Thỏa thuận này có thời hạn 25 năm. Ngoài ra, Tập đoàn Rosneft của Nga ký hợp đồng trị giá 80 tỷ USD với CNPC về cung cấp 100 triệu tấn dầu mỏ qua Kazakhstan trong 10 năm tới.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji (G.Ô-gi) kêu gọi Mỹ sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran để quốc gia Trung Ðông này có thể trở lại thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Theo Báo Nhân Dân
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2), còn gọi là Omicron "tàng hình" đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới, có khả năng lây nhiễm cao hơn so với Omicron phiên bản gốc (BA.1).
Thủ hiến Quebec (Canada) cho biết kế hoạch đánh thuế người chưa tiêm vaccine COVID-19 gây tranh cãi và sẽ chỉ làm chia rẽ người dân Canada thêm.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 1/2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 379.662.516 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.694.066 ca tử vong. Trên 299 triệu bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh trong khi vẫn còn trên 74,4 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Theo Tân Hoa xã, nhà chức trách du lịch Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 29/1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 371.034.387 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.669.913 ca tử vong. Số ca bình phục là 292.901.593 ca.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 3,2 triệu ca mắc COVID-19 và trên 9.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 366 triệu ca, trong đó trên 5,65 triệu ca tử vong.