Tối 8/3 (theo giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.
Giếng lọc dầu ở gần sông Irtysh ở Omsk, Tây Nam
Siberia, Nga.
Giới phân tích cho rằng
quyết định trên của Mỹ sẽ làm gia tăng tác động của của chiến dịch quân sự đối
với kinh tế toàn cầu sau khi thế giới đã phải trải qua việc thiếu hụt nguồn
cung và giá cả leo thang do tác động của đại dịch COVID-19. Giá xăng tại Mỹ đã
tăng lên mức cao kỷ lục, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Nga là nướcxuất
khẩu dầu mỏ vàkhí đốttự nhiên lớn nhất thế giớivà cho đến nay
việc xuất khẩu năng lượng của nước này vẫn chưa bị áp đặt trừng phạt. Mặc dù Mỹ
không phải là nhà mua dầu hàng đầu của Nga, song các đồng minh của nước này
dường như phải chịu sức ép đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn
năng lượng của Nga.
Trước đó, các nước phương Tây cũng đã áp đặt một
loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tập đoàn Shell của Anh thông báo rút
khỏi các dự án ở Nga và sẽ không mua dầu mỏ và khí đốt của nước này, đồng thời
gửi lời xin lỗi vì đã mua 1 chuyến dầu thô của Nga hồi tuần trước.
Dự kiến, vào khoảng 16h00
giờ GMT (tức 23h00 theo giờ Việt Nam) ngày 8/3, Chính phủ Anh cũng công bố các
biện pháp giảm phụ thuộc dần vào việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng
thế giới không thể đơn giản ngừng sử dụng dầu mỏ và khí đốt của Nga, song có
thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi theo hướng giảm sự phụ thuộc vào dầu khí của
Nga.
Theo Baotintuc
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 447.242.108 ca mắc COVID-19 và 6.022.552 ca tử vong. Số ca hồi phục là 380.377.636 ca.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 7/3 cảnh báo rằng, lệnh cấm vận dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu từ Nga, như một phần của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga vì tình trạng căng thẳng với Ukraine, có nguy cơ đẩy an ninh năng lượng của châu Âu vào tình trạng nguy hiểm.
Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/2 thông báo tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã đồng loạt triển khai một loạt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga đúng như những gì đã cảnh báo trước đó.
Hội đồng thành phố Mariupol của Ukraine ngày 6/3 thông báo bắt đầu sơ tán dân thường qua các hành lang nhân đạo đã được Ukraine và Nga nhất trí một ngày trước đó.
Theo hãng tin Interfax, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo "quân đội Nga đã tạo lập các hành lang để dân thường sơ tán khỏi những vùng mà lực lượng Nga kiểm soát" và nước này đã thiết lập đơn vị liên bộ, ngành để điều phối các hoạt động nhân đạo ở Ukraine.
Tối 3/3, phái đoàn Nga và Ukraine đã kết thúc vòng đàm phán thứ 2 ở khu vực biên giới Ba Lan - Belarus.