Khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thế giới đã quay cuồng trong vòng xoáy khủng hoảng năng lượng.


Giếng lọc dầu ở gần sông Irtysh ở Omsk, Tây Nam Siberia, Nga.

Theo đài RT (Nga), trong bài phát biểu tại Hội nghị Độc lập Năng lượng ở Bercy hôm 9/3, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire nhận định: "Không quá lời khi nói rằng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể sánh ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973 cả về mức độ và tác động thiệt hại”. Ông cho biết thêm rằng kế hoạch hỗ trợ người dânsẽ chỉ khiến giá nhiên liệu tiếp tục leo thang. Ông cho rằng Pháp không nên lặp lại những sai lầm tương tự năm 1973 trong năm 2022.

Theo ông Le Maire, thế giới phải phát triển một mô hình khác để ứng phó với cuộc khủng hoảng này nhằm tránh tình trạng "đình lạm” (lạm phát kèm suy thoái) - chỉ hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng chậm trong khi lạm phát tăng mạnh. Bộ trưởng cho rằng biện pháp tốt nhất để đối phó với với cú sốc này chính Pháp và Liên minh châu Âu độc lập hoàn toàn về năng lượng.

Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ. Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng gấp 4 lần, đẩy các nền kinh tế phương Tây vào suy thoái và lạm phát cao.

Nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Pháp được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh hôm 8/3 đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Lệnh cấm này tiếp tục đẩy giá "vàng đen” leo thang phi mã. Trong khi đó, giá khí đốt và dầu thô bán buôn của EU cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục hoặc xấp xỉ kỷ lục trong tuần này do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Trong thông báo mới, Công ty khí đốt Gazprom của Nga khẳng định hoạt động vận chuyển khí đốt qua các đường ống dẫn qua Ukraine sang châu Âu vẫn diễn ra bình thường, với công suất 109,5 triệu m3/ngày như thường lệ.

Vào hôm 24/2, Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hoá Ukraine với mục đích bảo vệ người dân ở hai nước Cộng hoà Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.Liên minh châu Âu, các thành viên NATO và đồng minh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với các cánhân và thực thể của Nga để trả đũa, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dầu và khí đốt.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục