Liên minh châu Âu (EU) đang đánh giá lại tất cả các kịch bản về cung-cầu, trong đó có tình huống Nga dừng bơm khí đốt sang EU từ mùa đông tới.
EU hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu của Nga. Ảnh: Bloomberg
Đây là nhận định được ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra ngày 24/3 trước Nghị viện châu Âu (EP). Kịch bản này cũng là điểm nằm trong trong bản dự thảo kế hoạch hành động của EU về bảo đảm khí đốt, được soạn thảo sau khi Nga mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.
Phát biểu tại phiên họp của EP, ông Dombrovskis vạch ra kế hoạch của EC nhằm giảm 2/3 nhu cầu khí đốt từ Nga vào cuối năm nay, tiến tới không nhập khí đốt của Nga vào năm 2030, thay vào đó là nguồn năng lượng bền vững, an toàn, giá cả hợp lý. EC đang nỗ lực hết mức nhằm đẩy nhanh tiến trình giảm phụ thuộc tiến tới cắt bỏ năng lượng hóa thạch của Nga – ông Dombrovskis bày tỏ quan điểm.
Khác với Mỹ, châu Âu chưa thể từ bỏ khí đốt Nga ở thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều nước EU không muốn áp đặt trừng phạt, cấm vận đối với xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt của Nga. Theo tính toán của hãng tư vấn Wood Mackenzie, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt tại thời điểm này, châu Âu vẫn có đủ khí đốt tiêu dùng hết mùa đông năm nay, kéo tới mùa hè.
Wood Mackenzie nhận định dự trữ khí đốt của châu Âu cũng sẽ sớm đạt ngưỡng trung bình của 5 năm gần đây vào cuối mùa đông này, khi thời tiết không quá lạnh, nguồn cung từ Na Uy được duy trì và châu Âu tiếp nhận ngày một nhiều các tàu chở khí hóa lỏng (LNG). Nhưng những căng thẳng sẽ xuất hiện trong mùa đông 2022-2023 nếu thiếu khí đốt do Nga cung cấp.
Theo báo Tin tức
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua định hướng chiến lược về an ninh, quốc phòng mới, trong đó nổi bật là kế hoạch lập quân đội riêng và tăng chi tiêu quân sự. Với những bước đi nhiều tham vọng ngay trong thập niên này, định hướng mới được kỳ vọng giúp nâng cao năng lực và quyền tự chủ chiến lược của "liên minh cờ xanh” trong bối cảnh quốc tế phức tạp.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov một lần nữa nhấn mạnh chiếm đóng Ukraine không phải là mục tiêu của Nga.
Dữ liệu mới từ một nghiên cứu tại Mỹ cho kết quả hầu hết trẻ em và thiếu niên sẽ không còn kháng thể với virus SARS-CoV-2 sau khi hồi phục COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch COVID-19 trọng điểm trên toàn quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 9/1 năm nay, không có địa phương nào ở Nhật Bản phải áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Phó Thủ tướng Nga Viktoria Abramchenko khẳng định rằng nước này có đủ đường và kiều mạch để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời cảnh báo người dân không nên lo lắng mua tích trữ các mặt hàng thiết yếu này sau khi các nước phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt Moskva.
Trong nỗ lực ứng phó tác động của giá năng lượng tăng cao, nhiều nước thúc đẩy hợp tác mở rộng nguồn cung, đồng thời có biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong nước.