Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phối hợp Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), các quỹ Global Fund và Wellcome Trust công bố một báo cáo có tên Chiến lược toàn cầu quản lý rủi ro dài hạn của dịch Covid-19.


Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
 

Theo đó, các tổ chức này ước tính sẽ cần 15 tỷ USD viện trợ trong năm 2022 và tiếp đó là 10 tỷ USD hằng năm để thiết lập và duy trì "bộ công cụ" để ứng phó với dịch Covid-19 và giải quyết những rủi ro lâu dài của đại dịch.

Bốn tổ chức này nhận định, nỗ lực chấm dứt đại dịch vẫn là ưu tiên cấp bách về kinh tế, y tế với thế giới. Theo IMF, tính lũy kế đến tháng 1/2022, đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại khoảng 13,8 nghìn tỷ USD. 

Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất IMF Gita Gopinath nhấn mạnh, đại dịch vẫn chưa kết thúc, trong khi chuỗi cung ứng vẫn bị gián đoạn và các chi phí khác tiếp tục tăng. Bà Gita Gopinath cho biết, IMF dự kiến sẽ giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu vào cuối tháng 4 này do bối cảnh dịch bệnh, cũng như tình hình Ukraine. 

Trong một tuyên bố, bà Gita Gopinath nhận định, cần một chiến lược mới do nguồn lực của các quốc gia có hạn và xây dựng các kịch bản ứng phó dịch Covid-19. Bà Gita Gopinath nhấn mạnh, các quốc gia cần vaccine ngừa Covid-19, bộ kit xét nghiệm, phương pháp điều trị và cơ sở hạ tầng y tế được cải thiện để ứng phó với dịch bệnh và các bệnh nguy hiểm khác.

Giám đốc quỹ từ thiện Wellcome Trust Jeremy Farrar khẳng định, hai năm qua cho thấy sự tiến bộ vượt bậc là khả thi khi thế giới xích lại gần nhau và hỗ trợ phát triển khoa học. Ông nhấn mạnh, đây không phải là thời điểm để ngừng các nỗ lực này bởi dịch bệnh có thể diễn biến khó lường với nguy cơ xuất hiện các biến thể mới.

Giám đốc điều hành của CEPI Richard Hatchett khẳng định tầm quan trọng của vaccine trong việc phòng chống dịch bệnh trong tương lai, song điều này cần có sự đầu tư vào hoạt động giám sát toàn cầu, nghiên cứu, phát triển, sản xuất và hệ thống y tế.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Các nước Arab sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 4/4 tuyên bố các nước Arab sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Moskva và Kiev để có thể ngừng ngay Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Thái Lan ghi nhận ca nhiễm Covid-19 từ biến chủng Omicron XE đầu tiên

Ngày 3/4, Phó Chủ tịch Ủy ban Y tế công cộng Thái Lan Chalermchai Boonyaleephan cho biết, nước này đã ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên từ biến chủng Omicron XE, được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh hơn các biến chủng trước.

Gần 100 người thiệt mạng do lật thuyền trên biển Địa Trung Hải

Gần 100 người thiệt mạng tại vùng biển quốc tế sau khi khởi hành từ Libya trên một con tàu chở quá tải.

Tổng thống Zelensky: Nga và Ukraine đã gần đạt được các thỏa thuận

Tổng thống Zelensky cho biết phần quan trọng của các thỏa thuận với Nga là bảo đảm an ninh của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh ngụ ý sự tồn tại của một nhóm quốc gia sẽ hỗ trợ Kiev.

Cuba trình WHO phê duyệt vaccine ngừa COVID-19

Ngày 2/4, Tập đoàn Công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma cho biết Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) thuộc tập đoàn này đã chính thức trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để bắt đầu quy trình đánh giá vaccine Abdala ngừa COVID-19.

Nga, Ukraine thông báo về quá trình hòa đàm

Hãng thông tấn RIA của Nga ngày 3/4 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết cuộc đàm phán giữa nước này với Ukraine diễn ra không hề dễ dàng, nhưng điều quan trọng là quá trình này vẫn diễn ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục