Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, các chuyên gia dịch tễ Trung Quốc cho rằng sau khi phần lớn người trưởng thành tại nước này đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và mũi tiêm tăng cường thì trẻ em lại là đối tượng dễ bị virus SARS-CoV-2 tấn công nhất và trên thực tế ngày càng có nhiều trẻ em bị mắc COVID-19.


Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Do đó, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ em là rất cần thiết. Hơn nữa sẽ ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời đây cũng là một biện pháp quan trọng để thực hiện miễn dịch cộng đồng. Chính vì vậy, Trung Quốc là một trong những quốc gia sớm triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em, thậm chí là một trong số ít các quốc gia triển khai tiêm cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Dưới đây là một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho người dân nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em, từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với người dân, thấy được trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, chủ động tự nguyện đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho con em họ.

Theo đó, chính quyền địa phương tiến hành tổ chức các điểm tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại các địa điểm công cộng như công viên, trung tâm kiểm soát dịch địa phương, các bệnh viện... Kịp thời phổ biến kiến thức khoa học, giải tỏa những lo lắng cho người dân, hình thành nhận thức đúng đắn, khoa học đối với việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em. Tận dụng triệt để các nền tảng, kết hợp cả tuyên truyền trên mạng và tuyên truyền trực tiếp như các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng điện thoại wechat, pano, áp phích, cán bộ tuyên truyền của địa phương... nhằm đảm bảo nội dung tuyên truyền đến được từng người dân. Ngoài ra, phối hợp tốt giữa nhà trường và cơ quan y tế. Các nội dung tuyên truyền phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu để người dân nhận thức nhanh chóng và đúng đắn, tránh hiểu lầm.

Tiến hành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em theo hướng hạ thấp dần độ tuổi. Chiến lược tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc được tiến hành đầu tiên với nhóm đối tượng từ 18-59 tuổi. Sau khi hoàn thành các mũi tiêm cho nhóm đối tượng này thì tiến hành tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên và từng bước tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 3-17 tuổi. Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/1/2021, Trung Quốc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 đợt đầu tiên cho nhóm đối tượng 18-59 tuổi; từ tháng 3/2021 bắt đầu triển khai tiêm cho đối tượng từ 60 tuổi trở lên; từ tháng 7/2021 bắt đầu tiến hành tiêm chủng cho đối tượng là trẻ em từ 12-17 tuổi. Trong đó phân chia thành giai đoạn 1 tiêm cho đối tượng từ 15-17 tuổi và bắt đầu từ tháng 8/2021 triển khai tiêm giai đoạn 2 cho đối tượng từ 12-14 tuổi; từ cuối tháng 10/2021 bắt đầu triển khai tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 3-11 tuổi, trong đó tiêm chủng cho đối tượng học sinh tiểu học trước, sau đó đến đối tượng lứa tuổi mẫu giáo.

Tổ chức tiến hành điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em chủ yếu trên cơ sở theo từng trường học, những trường hợp không tiêm được tại trường sẽ thực hiện tại các điểm tiêm chủng. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan y tế và trường học. Xây dựng phương án tiêm chủng cho học sinh, tăng cường phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương, căn cứ vào năng lực tiêm chủng của cơ quan y tế để xây dựng kế hoạch tiêm chủng cụ thể.

Bố trí các khu vực khám sàng lọc, đăng ký, tiêm chủng và khu vực quan sát theo dõi sau tiêm một cách khoa học. Giáo viên chủ nhiệm của từng lớp nắm tổng hợp danh sách các học sinh đăng ký tiêm chủng và nắm những trường hợp chỉ định chống tiêm chủng. Phối hợp với phụ huynh học sinh theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh sau tiêm. Kết thúc tiêm chủng, tổng hợp tình hình báo cáo với nhà trường. Các trường học căn cứ vào chương trình kế hoạch, kịp thời nắm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, thu thập thống kê tình hình tiêm chủng của học sinh kịp thời báo cáo. Kịp thời chia sẻ kinh nghiệm thành công và những điểm còn tồn tại trong công tác tiêm chủng để các trường học tập và rút kinh nghiệm. Quá trình tiêm chủng, yêu cầu học sinh và phụ huynh phải chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch, tiến hành tiêm chủng theo trật tự quy định.

Với trẻ em từ 3-11 tuổi, hiện Trung Quốc tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 với liều lượng là 0,5ml/liều, khoảng cách giữa các mũi tiêm từ 21-56 ngày. Hiện các chuyên gia dịch tế Trung Quốc không khuyến khích tiêm mũi tăng cường cho trẻ em.

Về phản ứng sau tiêm đối với trẻ em, theo số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ phản ứng bất thường là 1/1.000.000, trong đó tỷ lệ có phản ứng sau tiêm của nhóm đối tượng từ 3-11 tuổi còn thấp hơn nhiều so với thanh thiếu niên và người trưởng thành. Các phản ứng sau tiêm được ghi nhận chủ yếu là đau ở chỗ tiêm, sốt nhẹ. Nếu không có vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, trẻ chỉ cần nghỉ ngơi 1-2 ngày, không cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt.


Theo TTXVN

Các tin khác


Đề xuất giải cứu các binh sỹ Ukraine bị thương ở nhà máy thép Azovstal

Ngày 14/5, ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã đề xuất tiến hành đưa các binh sỹ bị thương đang cố thủ trong nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol, miền Nam Ukraine tới Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường biển.

Hai thách thức cản bước kinh tế châu Âu

Trong những tháng đầu năm nay, các nền kinh tế châu Âu tiếp tục phục hồi tích cực sau "cơn bạo bệnh" Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ chiến sự Ukraine kéo dài làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn cung năng lượng trầm trọng đang đe dọa cản bước tăng trưởng kinh tế châu Âu.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhận định Triều Tiên đang đối mặt với “xáo trộn lớn” do Covid-19

Ngày 14/5, Triều Tiên ghi nhận thêm 21 ca tử vong liên quan Covid-19, hơn 174.400 người trên cả nước bị sốt.

Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ 2022 tuyên bố tầm nhìn chung

Ngày 13/5 (giờ địa phương), lãnh đạo các nước ASEAN và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố tầm nhìn chung sau Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tổ chức tại Washington D.C. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố.

Mỹ để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này lên án các vụ phóng tên lửa mới của Triều Tiên nhưng tái khẳng định Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đối thoại và duy trì cam kết về cách tiếp cận ngoại giao với Triều Tiên.

Việt Nam hỗ trợ nhân đạo cho người dân Ukraine

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cung cấp thông tin chi tiết về việc hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD cho Ukraine, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ðoàn Khắc Việt cho biết:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục