Vụ cháy lớn tại một kho chứa container gần thành phố cảng ở Đông Nam Bangladesh đã khiến ít nhất 49 người tử vong và hàng trăm người khác bị thương.


Lực lượng cứu hỏa làm việc để ngăn chặn đám cháy bùng phát tại kho chứa container nội địa của BM, ngày 5/6/2022. (Ảnh: CNN)

Vụ hỏa hoạn tại kho chứa container nội địa của BM, một công ty liên doanh Hà Lan - Bangladesh, bùng phát vào tối 4/6 (theo giờ địa phương). Khi hàng trăm lính cứu hỏa lao vào dập lửa, một số thùng chứa hóa chất đã phát nổ.

Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa thể được xác định ngay lập tức. Kho chứa contianer này nằm gần cảng biển chính Chittagong chính của Bangladesh, cách thủ đô Dhaka 216 km về phía Đông Nam.

Theo Tướng Main Uddin, Tổng Giám đốc Cơ quan cứu hỏa và phòng thủ dân sự Bangladesh, ít nhất 5 lính cứu hỏa nằm trong số những người thiệt mạng. 15 nhân viên cứu hỏa khác đang được điều trị bỏng.

Nhiều vụ nổ khác đã xảy ra sau vụ nổ ban đầu khi ngọn lửa tiếp tục lan rộng, ông Uddin nói. Các chuyên gia về chất nổ từ quân đội Bangladesh đã được điều động đến hiện trường vụ cháy nổ để hỗ trợ lực lượng cứu hỏa.

Các vụ nổ đã làm vỡ cửa sổ của các tòa nhà gần đó và có thể cảm nhận được cách xa tới 4 km.

"Hơn 300 người bị thương", bác sĩ trưởng Elias Chowdhury của khu vực Chittagong nói với phóng viên hãng tin AFP.

Theo ông Chowdhury, nhiều trường hợp bị thương vẫn chưa được xử lý, bao gồm cả các nhà báo đang đưa tin về vụ cháy: "Số người tử vong sẽ tăng lên vì các hoạt động cứu hộ vẫn chưa kết thúc".


Lực lượng cứu hỏa đánh giá thiệt hại tại hiện trường vụ cháy. (Ảnh: CNN)

Các tình nguyện viên, một số người trong số họ không mặc đồ bảo hộ, đã lùng sục khắp nơi để tìm kiếm những người sống sót.

"Vẫn còn một số thi thể bên trong những nơi bị ảnh hưởng bởi đám cháy. Tôi đã nhìn thấy 8 hoặc 10 thi thể", một tình nguyện viên nói với các phóng viên.

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã bày tỏ sự bàng hoàng trước vụ tai nạn và ra lệnh cho các nhà chức trách cung cấp các biện pháp điều trị y tế thích hợp cho những người bị thương.

Tại Bangladesh, nhiều thảm họa công nghiệp đã xảy ra trước đây, bao gồm các vụ cháy tại nhà máy với các công nhân bị mắc kẹt bên trong. Các nhóm giám sát cho rằng, nguyên nhân các vụ tai nạn là do vấn nạn tham nhũng và việc thực thi luật lao động lỏng lẻo.

Năm 2012, 117 công nhân đã thiệt mạng trong vụ cháy nhà máy sau khi họ bị mắc kẹt sau những lối ra bị khóa tại một nhà máy may mặc ở Dhaka.

Thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất của đất nước xảy ra vào năm 2013, khi nhà máy may mặc Rana Plaza bên ngoài thủ đô Dhaka bị sập khiến hơn 1.100 người thiệt mạng.

Vào năm 2019, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi khu vực 400 năm tuổi chật chội với các căn hộ, cửa hàng và nhà kho ở khu vực lâu đời nhất của thủ đô Bangladesh, khiến ít nhất 67 người thiệt mạng.

Một vụ cháy khác ở Old Dhaka trong một ngôi nhà lưu trữ trái phép hóa chất đã khiến hơn 120 người tử vong vào năm 2010.

Năm 2021, một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy thực phẩm và đồ uống bên ngoài Dhaka đã khiến ít nhất 52 người thiệt mạng, trong đó nhiều người bị mắc kẹt bên trong bởi một cánh cửa bị khóa trái phép.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục