Ukraine không đáp ứng được một số tiêu chuẩn để trở thành thành viên EU, trong khi khối này cũng chưa sẵn sàng kết nạp.


Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, yêu cầu gia nhập EU của Kiev đã "vang vọng" ở các nước thành viên. Câu hỏi đặt ra với họlà liệu có nên cấp cho quốc gia này "tư cách ứng cử viên", bước quan trọng đầu tiên trên con đường dài, quanh co để trở thành thành viên EU, dự kiến ​​sẽ nằm trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo EU trước khi Pháp kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu vào ngày 1/7 này hay không.

Nhưng cho đến nay, có rất ít sự đồng thuận về bước đầu tiên của Ukraine sẽ như thế nào. Tổng thống Volodymyr Zelensky thậm chí còn nói thẳng rằng Ukraine không "cần những lựa chọn thay thế cho việc ứng cử vào EU”.

"Chúng tôi không cần thỏa hiệp”, ông Zelensky nói với các phóng viên ở Kiev trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa vào tuần trước.

Rất nhiều lời ủng hộ đối với tương lai EU của Ukraine, nhưng tư cách ứng cử viên thường khác với tư cách thành viên đầy đủ và những tuyên bố ủng hộ vẫn tránh các mốc thời gian, đồng thời cảnh báo rằng việc bỏ qua các khâu của chính sách mở rộng phức tạp của EU là một vấn đề thách thức.

Về tư cách thành viên EU của Ukraine, Hiện chỉ có tám quốc gia ủng hộ vô điều kiện gồm Italy, Bulgaria, Séc, Slovakia, Ba Lan, Litva, Latvia, Estonia, trong khi các nước khác do dự như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo, Croatia, Hy Lạp, Romania, Thụy Điển, Phần Lan, Bồ Đào Nha.

Cả Slovenia và Hungary đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trao quy chế ứng cử viên cho Ukraine càng sớm càng tốt khi xung đột bắt đầu nổ ra. Tuy nhiên, sau các cuộc bầu cử chứng kiến ​​sự thay đổi trong chính phủ ở Ljubljana và quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Budapest và Kiev, quan điểm hiện tại của họ là không rõ ràng.

Trong khi đó, Hy Lạp và Síp ủng hộ việc Ukraine trở thành thành viên EU nhưng phản đối một quy trình rút gọn như một số nước Đông Âu đã đề xuất. Theo các nguồn tin của Bộ Ngoại giao Hy Lạp, quan điểm của Hy Lạp là tất cả các thủ tục quy định tại Điều 49 của Hiệp ước EU phải được tuân thủ.

Tuần trước, Bộ trưởng châu Âu của Pháp Clement Beaune cũng cho rằng nỗ lực của Ukraine để gia nhập EU không thể được hoàn thành trong "15 hoặc 20 năm”.

Với Ủy ban châu Âu, Andrew Duff,cựu thành viên Nghị viện châu Âu nhận định, quan điểm chính của Ủy ban này sẽ là Ukraine không đủ điều kiện để được tuyên bố là một quốc gia gia nhập theo các quy tắc hiện hành. Ngay cả trước khi xung đột, Ukraine là một quốc gia rất nghèo, GDP bình quân đầu người thấp hơn một nửa so với Bulgaria (quốc gia được cho là nghèo nhất trong EU).

Kể từ khi ký hiệp định liên kết với EU năm 2014, tiến độ đã diễn ra chậm chạp, trong đó việc hội nhập của nước này vào thị trường duy nhất bị đình trệ do không đáp ứng được các tiêu chuẩn quản trị của EU.Do đó, Ủy ban có thểsẽ phải cảnh báo rằng mặc dù Kiev có quyền đăng ký trở thành thành viên, nhưng trên thực tế, quá trình gia nhập của nó sẽ mất ít nhất một thập kỷ khó khăn để hoàn thành.

 

Theo Baotintuc

Các tin khác


Thế giới ghi nhận hơn 200 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này đã lên tới 219 người.

Mỹ: Bạo lực súng đạn - cơn đau chưa có thuốc đặc trị

Hồi chuông báo động về bạo lực súng đạn lại gióng lên tại Mỹ sau loạt vụ xả súng gây thương vong lớn xảy ra liên tiếp gần đây. Giống như một "căn bệnh kinh niên”, nạn bạo lực súng đạn cho thấy nếu không có phương thức chữa trị triệt để, cơn đau cứ kéo dài và có thể nhói lên bất kỳ lúc nào.

EU đầu tư gần 1 tỷ euro tăng cường năng lực quốc phòng

Ngày 25/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua chương trình làm việc thường niên thứ hai của Quỹ Quốc phòng châu Âu (EDF) với nguồn kinh phí là 924 triệu euro.

Châu Âu tranh giành vaccine đậu mùa khỉ khi WHO cảnh báo nguồn cung hạn chế

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng những tác động tiêu cực của việc "vội vàng" mua thuốc và tiêm vaccine khi số ca mắc bệnh vẫn còn tương đối thấp ở châu Âu.

Bệnh đậu mùa khỉ: Đức khuyến cáo cách ly F1 và F0 ít nhất 21 ngày

Nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong nước, giới chức y tế Đức sẽ thực hiện cách ly ít nhất 21 ngày đối với những người mắc bệnh đậu mùa khỉ (F0). Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach đưa ra ngày 24/5 tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị các bác sĩ Đức, tổ chức tại thành phố Bremen.

New Zealand ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ BA.2.12.1 trong cộng đồng

Ngày 25/5, nhà chức trách New Zealand thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm dòng phụ BA.2.12.1 của biến thể Omicron trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục