Ngày 7/6, Đại hội đồng LHQ đã bầu các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khoá 77.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN tại New York, Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Đại sứ Csaba Korosi người Hungary đã trở thành tân Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77, nhiệm kỳ 2022- 2023; thay thế ông Abdulla Shahid, người Maldives, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 76.
Cuộc họp cũng đã đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này trong một năm, kể từ ngày 13/9.
Đại hội đồng LHQ là 1 trong 6 cơ quan chính của LHQ và là cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện của tất cả 193 nước thành viên. Đại hội đồng LHQ có thẩm quyền rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc bất kỳ vấn đề nào thuộc thẩm quyền của các cơ quan của LHQ, nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu.
Các nước khác cùng trúng cử làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 gồm Benin, Burundi, Kenya, Mauritania, Niger, Zimbabwe (khu vực châu Phi), Malaysia, Nepal, Tajikistan, Turkmenistan (khu vực Châu Á-Thái Bình Dương), Chile, El Salvador, Jamaica (Mỹ Latinh), Estonia (Đông Âu), Israel, Australia (khu vực Tây Âu và các nước khác).
Trong 45 năm là thành viên của LHQ, Việt Nam đã gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Với đường lối đối ngoại đa phương đúng đắn, lấy LHQ là trọng tâm, Việt Nam - trên cương vị mới, sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho những mục tiêu cao cả của LHQ, đó là giải quyết xung đột, duy trì hòa bình, ổn định cho tất cả người dân trên thế giới.
Theo Baotintuc.vn
Tờ El Pais dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết Tây Ban Nha sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Các chuyên gia nhận định đây là hành động này mang tính bước ngoặt vì trước đó Madrid chỉ gửi các loại vũ khí hạng nhẹ tới Kiev.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 3/6, nhiều cơ quan báo chí uy tín của Campuchia như Thông tấn xã Campuchia (AKP), Đảo Hòa Bình (Koh Santepheap), Trung tâm thông tin Cây Me (DAP-News)… đã đưa nhiều bài viết với nhiều hình ảnh giới thiệu về những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần, cũng như hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer ở Việt Nam.
Cảnh sát và truyền thông địa phương xác nhận đã xảy ra một vụ xả súng khiến nhiều người bị thương tại một lễ tang ở bang Wisconsin (Mỹ), trong ngày 2/6.
Việc châu Âu đang vội vàng tìm kiếm giải pháp thay thế khí đốt tự nhiên của Nga đang đẩy thế giới rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng cho mùa Đông, cùng với những tác động tồi tệ nhất có thể xảy ra tại những nền kinh tế nghèo hơn ở châu Á.
Cuộc chiến chống Covid-19 kéo dài hơn hai năm qua cho thấy thế giới vẫn còn nhiều "khoảng trống” cần được lấp đầy trong công tác chuẩn bị ứng phó các đại dịch. Trong bối cảnh đó, mới đây, các Bộ trưởng Y tế thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã thông qua hiệp ước nhằm đẩy mạnh hệ thống cảnh báo sớm đại dịch.
Ngày 29/5, Hội đồng chủ quyền cầm quyền Sudan cho biết Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp được áp dụng kể từ cuộc đảo chính quân sự hồi năm ngoái ở quốc gia châu Phi này.