Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) vừa cảnh báo số người di cư trên thế giới có thể tăng mạnh do tác động của xung đột, khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.


Người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải về tới căn cứ hải quân ở thủ đô Tripoli (Libya) ngày 29/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
 

Theo báo cáo hằng năm về xu hướng di cư toàn cầu, do UNHCR công bố ngày 15/6, vào cuối năm 2021, ước tính có 89,3 triệu người trên thế giới phải di cư do bạo lực và xung đột. Cuộc khủng hoảng Ukraine khiến số người di cư lần đầu tiên vượt mốc 100 triệu người. Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi cho rằng, nỗ lực giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu, vốn chịu tác động từ xung đột Ukraine, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bùng phát làn sóng di cư nghiêm trọng. 

Báo cáo của UNHCR cũng nhấn mạnh đến tình trạng bạo lực và xung đột leo thang tại một số quốc gia, trong đó có Afghanistan. Theo UNHCR, tình trạng khan hiếm thực phẩm ngày càng tăng, lạm phát và suy giảm kinh tế đã gây thêm khó khăn, tạo thêm áp lực cho các chương trình nhân đạo, đe dọa làm suy giảm mức ngân sách vốn hạn hẹp dành để giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cho biết, 10 nước thành viên đã chấp thuận tham gia kế hoạch của EU về tái định cư người tị nạn, nhằm giảm áp lực cho 5 quốc gia tuyến đầu tiếp nhận người di cư gồm: Cyprus, Hy Lạp, Malta, Italia và Tây Ban Nha. Số người di cư đến EU bất ngờ tăng mạnh từ đầu năm 2022, trong 5 tháng qua ước tính có hơn 13.600 người di cư đã đến EU qua tuyến phía đông Địa Trung Hải. Số người di cư đến EU dự kiến lên 150.000 người vào cuối năm nay, tăng hơn 100% so với năm 2021.

UNHCR hoan nghênh EU tiếp nhận người di cư từ Ukraine, tuy nhiên kêu gọi EU có các kế hoạch cân bằng đối với việc tiếp nhận người tị nạn từ những nơi có xung đột khác, như Syria hay Afghanistan. Ông Grandi nhấn mạnh cần có cách tiếp cận bình đẳng hơn trong vấn đề người di cư.


TheoNhanDan


 

Các tin khác


Tăng cường khả năng quốc phòng không đơn thuần là nâng cao sức mạnh quân sự

Tại phiên toàn thể thứ 4 Đối thoại Shangri-La lần thứ 19, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh theo quan điểm của Việt Nam, tăng cường tiềm lực quốc phòng là nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân và toàn thể hệ thống chính trị; nâng cao sức mạnh tổng hợp toàn diện, cả tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ chứ không đơn thuần là nâng cao sức mạnh quân sự.

Núi lửa Bulusan tại Philippines tiếp tục phun trào

Rạng sáng 12/6, núi lửa Bulusan cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 600km về phía đông nam lại tiếp tục phun các cột tro bụi lên không trung.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bác bỏ tin tổ chức tổng tuyển cử sớm

Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/6 dẫn lời ông Recep Tayyip Erdogan cho biết bác bỏ thông tin sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sớm.

Giới chức y tế Mỹ xác nhận hiệu quả vaccine phòng COVID-19 của Moderna đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi

Ngày 10/6, giới chức y tế Mỹ xác nhận các dữ liệu do hãng dược phẩm Moderna cung cấp về hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi là chính xác. Trong tuần tới, cơ quan chức năng dự kiến sẽ quyết định về việc có cấp phép tiêm 2 mũi vaccine của hãng cho nhóm trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi hay không.

Khoảng 170.000 người tham gia diễu hành LGBTQ Tel Aviv 2022

Cuộc diễu hành thường niên dành cho những người đồng tính, song tính, chuyển giới tại thành phố Tel Aviv (Israel) ngày 10/6 đã thu hút sự tham gia của khoảng 170.000 người dân Israel và khách du lịch nước ngoài.

Mỹ phát triển thuốc chữa khỏi 100% bệnh ung thư

Một thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trên quy mô nhỏ mới đây đã cho thấy kết quả tích cực, tất cả 12 bệnh nhân ung thư trực tràng đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục