Với tốc độ tăng trưởng cao và khả năng phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch COVID-19, Việt Nam nói riêng và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung được coi là một điểm sáng kinh tế trong bối cảnh phần còn lại của thế giới đang đối mặt với nhiều biến động và rủi ro.

Chú thích ảnh

Hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần giầy Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế Satvinder Singh khẳng định: "Rõ ràng Việt Nam là một trong những nước đóng góp mạnh mẽ nhất cho một ASEAN năng động, kiên cường, định vị về kinh tế như hiện nay". Theo ông Satvinder, bất chấp những thách thức kinh tế mà cả thế giới đang phải đối mặt, ASEAN đang cho thấy cách quản lý khả năng phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. 

Phó Tổng thư ký ASEAN cho rằng một trong những nước đóng góp lớn cho sự tăng trưởng đáng kể nói trên là Việt Nam - quốc gia dẫn đầu trong việc thể hiện cách thức phục hồi hậu đại dịch, đồng thời tiến hành những chuyển đổi kinh tế quan trọng và giúp người dân ứng phó với những thách thức đang phải đối mặt. 

Nhìn lại quá trình phát triển của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng mạnh từ mức 155,8 tỷ USD vào năm 2012 lên 362 tỷ USD vào năm 2021. Tỷ trọng của Việt Nam trong GDP khu vực ASEAN cũng tăng mạnh, từ mức khoảng 6,5% trong thập kỷ trước lên 10,8%. Có thể thấy rõ rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế thực sự đóng góp rất quan trọng vào sự ổn định của ASEAN, đồng thời mang đến con đường tiến tới tự do hóa kinh tế, cho thấy cách thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chất lượng tốt. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nắm bắt những cơ hội mới từ sự tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể thu hút rất nhiều nguồn vốn FDI chất lượng cao. Tất cả thành tích này thuộc về người dân và chính phủ Việt Nam với khả năng điều chỉnh và tận dụng các cơ hội đang tới.

Ông Satvinder nhấn mạnh: "Việt Nam hiện là một đối tác rất quan trọng trong hội nhập ASEAN. Tất cả các lĩnh vực của Việt Nam đang thực sự hoạt động rất tốt", đồng thời cho rằng hiện trọng tâm của các doanh nghiệp và lĩnh vực của Việt Nam không phải là trong nước, mà là làm thế nào để phát triển ra khu vực và quốc tế. Phó Tổng thư ký ASEAN đánh giá: "Ngày nay, Việt Nam không thể chỉ phát triển dựa trên nền tảng nội địa, mà cần bắt đầu suy nghĩ về việc làm thế nào để các doanh nghiệp vươn ra ngoài và trở thành những công ty tầm cỡ khu vực và toàn cầu. Việt Nam có tiềm năng tạo ra thế hệ tiếp theo của một số công ty kỳ lân lớn nhất từng thấy ở ASEAN". 

Ông Satvinder cho rằng người dân, cộng đồng, cơ quan quản lý, chính phủ phải có tầm nhìn chung. Để trở thành quốc gia quan trọng trong khu vực, điều quan trọng là Việt Nam tăng cường hội nhập khu vực và coi ASEAN như "ngôi nhà của mình". Việt Nam có tiềm năng rất lớn để nhận được những lợi ích tích cực từ hội nhập ASEAN và mở rộng hơn nữa thị trường nội địa. 

Theo ông Satvinder, trên thực tế, Việt Nam không chỉ tích cực thúc đẩy hội nhập ASEAN mà còn đang hội nhập vào các nền tảng toàn cầu và đang đàm phán các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương rất hiệu quả với các đối tác kinh tế quan trọng. Ông Satvinder cho rằng Việt Nam đang đi đúng đường và đang cho phần còn lại của ASEAN thấy những gì cần thiết để chuyển đổi nền kinh tế và làm thế nào để trở nên phù hợp với khu vực và toàn cầu. Việt Nam cũng đang ở vị thế để khai thác tốt nhất từ hội nhập ASEAN.

Chia sẻ khuyến nghị để Việt Nam và các nước trong khu vực giữ được đà tăng trưởng ổn định, ông Satvinder cho rằng các nhà lãnh đạo cần nhận ra rằng "điều quan trọng hơn bao giờ hết” là hội nhập ASEAN và làm việc cùng nhau. Ông Satvinder nói: "Một quốc gia riêng lẻ rất khó đối phó với các siêu cường và các vấn đề địa chính trị. Là một khu vực, ASEAN có tiếng nói rất quan trọng trên thế giới và quyết định được cách thức muốn làm việc với mỗi siêu cường. Về mặt địa chính trị và chính trị, điều quan trọng là cần giữ được tinh thần đó của đại gia đình ASEAN và việc cùng nhau hợp tác sẽ còn quan trọng hơn nữa với ASEAN trong những năm tới". 

Bên cạnh đó, theo ông Satvinder, các ưu tiên kinh tế cần phải rõ ràng. ASEAN cần hỗ trợ người dân chuyển đổi, không chỉ là sự chuyển đổi kỹ thuật số, mà còn chuyển đổi để ứng phó với các thách thức toàn cầu từ phát triển bền vững đến các vấn đề biến đổi khí hậu. Theo đó, cần chuyển đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ học cách chuyển đổi kỹ thuật số, mà còn hướng tới tương lai carbon thấp. Ngoài ra, ASEAN cũng cần hỗ trợ các nước thành viên trong đó có Việt Nam không chỉ phát triển, mà còn có thể thực hiện các cam kết đối với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Mặt khác, điều quan trọng thứ ba là làm thế nào để khai thác tốt nguồn nhân lực. ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng có dân số rất trẻ. Con người là tài sản lớn nhất, chứ không phải tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, cần đầu tư và nâng cao năng lực cho người dân, cũng như mang lại cho họ các cơ hội bình đẳng. Những nước quan tâm đến điều này một cách nghiêm túc sẽ gặt hái được những lợi ích lớn nhất. 

Ông Satvinder cho biết: "Trong 2 năm qua, bất chấp đại dịch, ASEAN đã đạt mức tăng trưởng người dùng Internet cao nhất từ trước đến nay và trở thành nền kinh tế Internet năng động nhất trên thế giới", đồng thời nhắn nhủ rằng "thách thức cũng đi kèm với cơ hội" và ASEAN "có tiềm năng tạo ra khác biệt và phù hợp với toàn cầu".

                                                                         Theo báo Tin tức

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục