Trên khắp châu Âu, lạm phát tăng cao là nguyên nhân dẫn đến làn sóng bất bình đối với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và có nguy cơ gây ra bất ổn chính trị.



Người biểu tình bên ngoài các cơ quan chính phủ ở Bucharest, Romania, ngày 20/10. Ảnh: AP
Tại Romania, người biểu tình đã thổi kèn và đánh trống trên hàng loạt tuyến phố lớn để phản ánh nỗi thất vọng của họ. Người dân trên khắp nước Pháp đã xuống đường để yêu cầu chính phủ tăng lương theo kịp với đà tăng lạm phát.

Những người biểu tình ở Séc đã tập trung lại để phản đối cách chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng. Nhân viên đường sắt Anh và phi công Đức đã tổ chức các cuộc đình công quy mô lớn đòi nâng lương trong bối cảnh giá cả đều tăng lên.

Với việc Thủ tướng Anh Liz Truss từ chức chưa đầy hai tháng sau khi chính sách kinh tế của bà gây hỗn loạn cho các thị trường tài chính và tác động xấu đến nền kinh tế "ốm yếu” của khu vực, các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với những rủi ro rõ rệt hơn bao giờ hết. 

Không thể nhanh chóng khắc phục

Người dân châu Âu đã chứng kiến hóa đơn tiêu thụ năng lượng và giá lương thực tăng phi mã vì cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.

Theo tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels, mặc dù giá khí đốt tự nhiên đã giảm từ mức cao kỷ lục vào mùa hè cũng như việc các chính phủ phân bổ khoản cứu trợ năng lượng 576 tỷ euro cho các hộ gia đình và doanh nghiệp kể từ tháng 9/2021, nhưng điều đó vẫn không đủ đối với một số người biểu tình.

Giá năng lượng đã đẩy tỷ lệ lạm phát ở 19 quốc gia trong khu vực đồng tiền chung Eurozone lên mức kỷ lục 9,9%, khiến nhiều hàng hóa nhu yếu phẩm nằm ngoài khả năng chi trả của người dân. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài cách xuống đường phản đối. 

Bác sĩ Rachid Ouchem, một trong số hơn 100.000 người tham gia các cuộc tuần hành tại nhiều thành phố của Pháp những ngày qua cho biết: "Thời nay, mọi người có thể sử dụng các chiến thuật gây áp lực để được tăng lương”.

Theo công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft, hậu quả từ cuộc chiến tranh ở Ukraine đã làm tăng mạnh nguy cơ bất ổn dân sự ở châu Âu.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã ủng hộ mạnh mẽ Chính phủ Ukraine, gửi vũ khí cho nước này và cam kết từ bỏ nguồn khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga. Thế nhưng quá trình chuyển đổi trên không hề dễ dàng và có nguy cơ làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng.

Nhà phân tích Torbjorn Soltvedt tại Verisk Maplecroft cho rằng: "Không có cách để nhanh chóng khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng. Lạm phát dường như sẽ còn tồi tệ hơn trong năm tới".

Cảnh báo tình trạng bất ổn vào mùa đông 

Tại Pháp, nơi lạm phát đang ở mức 6,2%, thấp nhất trong 19 quốc gia khu vực đồng euro, công nhân ngành đường sắt và vận tải, giáo viên trung học và nhân viên bệnh viện công đã tham gia lời kêu gọi đình công yêu cầu tăng lương của một liên đoàn ngành dầu mỏ, cũng như phản đối sự can thiệp của chính phủ.

Tại Romania, hàng ngàn người dân đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Bucharest để phản đối giá cả năng lượng, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Các nhà tổ chức hoạt động này cho rằng tình trạng chi phí đắt đỏ đang khiến hàng triệu người lao động rơi vào cảnh nghèo đói.

Tại Séc, các đám đông tuần hành ở thủ đô Praha vào tháng trước đã yêu cầu chính phủ từ chức, đồng thời chỉ trích việc nước này ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.
Họ cũng chỉ trích chính phủ không nỗ lực hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng.

Trong khi người biểu tình đã lên kế hoạch về một buổi tuần hành khác ở Praha vào tuần tới, phong trào này cho đến nay vẫn chưa gây tác động đến giới chính trị, với việc liên minh cầm quyền của đất nước này giành được một phần ba số ghế tại Thượng viện trong cuộc bầu cử tháng 10 mới đây. 

Nhân viên đường sắt, y tá, công nhân bến cảng, luật sư và những người lao động khác ở Anh đã tổ chức một loạt cuộc đình công trong những tháng gần đây, yêu cầu tăng lương phù hợp với tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 10,1%.

Kế hoạch kích thích kinh tế thất bại của bà Lizz Truss - gồm việc cắt giảm thuế và viện trợ hàng chục tỷ USD hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp mà không có kế hoạch chi trả rõ ràng - đã minh họa cho những rắc rối mà các chính phủ đang mắc phải.

Cho đến nay, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm nhà cửa vẫn ít hơn so với các tháng 10 thường lệ ở châu Âu. Tuy nhiên, nhà phân tích Torbjorn Soltvedt cảnh báo rằng khi nguồn cung cấp khí đốt của châu lục này giảm mạnh vào mùa đông sắp tới do lệnh cấm nhập khẩu từ Nga có hiệu lực, EU nhiều khả năng phải chứng kiến tình trạng rủi ro dân sự và bất ổn của chính trị gia tăng hơn nữa.


                             TheoBaotintuc

Các tin khác


Đánh bom xe cứu thương khiến nhiều người thiệt mạng ở Yemen

Một quan chức an ninh xác nhận vụ đánh bom xảy ra trong ngày 22/10 nhằm vào một chiếc xe cứu thương chở đội quân y của lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen ở phía Nam tỉnh Abyan đã khiến 5 nhân viên y tế trên xe thiệt mạng.

Ông Tập Cận Bình tái cử Ban Chấp hành Trung ương Trung Quốc khóa XX

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, sáng 22/10, trong phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, các đại biểu đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa XX gồm 205 ủy viên chính thức và 171 ủy viên dự khuyết, 133 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XX.

Bạo lực sắc tộc rung chuyển Sudan, 170 người thiệt mạng trong 2 ngày

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hai quan chức của Sudan ngày 20/10 cho biết chỉ trong 2 ngày qua, các cuộc giao tranh, đụng độ giữa các bộ lạc ở bang Nile Xanh, miền Nam nước này đã khiến 170 người thiệt mạng.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đến Thủ đô Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 - 22/10.

WHO: Dịch Covid-19 vẫn gây ra tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

Ngày 19/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, dịch Covid-19 vẫn gây tình trạng khẩn cấp toàn cầu sau gần 3 năm.

Liên hợp quốc kêu gọi hỗ trợ Cuba khắc phục hậu quả bão Ian

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths đã kêu gọi thế giới đoàn kết với Cuba trong bối cảnh đảo quốc Caribe này đang nỗ lực khắc phục hậu quả do cơn bão Ian gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục