Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) ngày 25/10 cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của châu Âu năm 2021 đã tăng trở lại vì sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi châu lục cần nỗ lực nhiều hơn nữa nếu muốn đạt các mục tiêu khí hậu của mình.


Khói bốc lên từ một nhà máy xử lý rác thải ở Paris, Pháp ngày 18/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo mới nhất của EEA, dựa trên các số liệu sơ bộ từ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), cho thấy khí thải gây hiệu ứng nhà kính năm 2021 tăng 5% so với năm 2020, chủ yếu do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tổng mức thải khí vẫn thấp hơn 6% so với mức phát thải trước khi bùng phát dịch.

Phát biểu với báo giới, chuyên gia Melanie Sporer của EEA cảnh báo mục tiêu giảm 55% khí thải ròng vào năm 2030 mà EU đặt ra "sẽ khó đạt được với đà phát thải như hiện nay”. Bà Sporer cho biết từ nay đến năm 2030 châu Âu cần nỗ lực gấp đôi so với giai đoạn 1990-2020 thì mới đạt được các mục tiêu đặt ra.

Báo cáo của EEA cũng cho biết ngành năng lượng, vốn thải khí nhiều nhất, có nhiều nỗ lực giảm phát thải nhất. Lượng khí thải trong lĩnh vực này đã giảm 43% trong giai đoạn 2005-2020, trong khi ngành giao thông vận tải giảm được 15% và ngành nông nghiệp giảm được 2%.

Tuy nhiên, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ ở châu Âu vẫn ổn định ở mức 22% sau nhiều năm được phát triển mạnh mẽ, gây quan ngại trong bối cảnh quá trình chuyển sang năng lượng xanh cần được đẩy nhanh hơn.

EEA cho biết phong điện và năng lượng hydro cần tăng nhanh chóng (2,5%/năm) để đạt mục tiêu 45% năng lượng tái tạo vào năm 2030.


                                          TheoBaotintuc

Các tin khác


Làn sóng biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt ở châu Âu có thể gây bất ổn chính trị

Trên khắp châu Âu, lạm phát tăng cao là nguyên nhân dẫn đến làn sóng bất bình đối với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và có nguy cơ gây ra bất ổn chính trị.

Lào đạt được nhiều kết quả trong xóa đói giảm nghèo

Ngày 24/10, tại thủ đô Vientiane (Lào), Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào phối hợp Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày lương thực thế giới và Tuần lễ quốc gia về xóa đói giảm nghèo năm 2022.

Haiti: Nửa dân số mất an ninh lương thực nghiêm trọng, dịch tả lây lan thành thảm hoạ

Theo ước tính của Liên hợp quốc, 4,7 triệu người Haiti chiếm gần một nửa dân số nước này, đã bị mất an ninh lương thực trầm trọng. Trong khi đó, các tổ chức nhân đạo ở Haiti đang cố tìm những ngôn từ mạnh mẽ để nói lên nỗi lo ngại của họ về đợt dịch tả mới bùng phát và đang lây lan nhanh ở nước này.

Mỹ kêu gọi người dân đi tiêm vaccine cải tiến chống các dòng phụ BA.4 và BA.5

Người phát ngôn Nhà Trắng Kevin Munoz ngày 23/10 kêu gọi người dân tích cực đi tiêm vaccine cải tiến chống các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron, đồng thời cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ tiêm loại vaccine này ngày 25/10.

Đồng chí Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc

Sáng 23/10, tại Ðại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX tiến hành Hội nghị toàn thể lần thứ nhất, với sự tham dự của 203 ủy viên chính thức và 168 ủy viên dự khuyết.

Đánh bom xe cứu thương khiến nhiều người thiệt mạng ở Yemen

Một quan chức an ninh xác nhận vụ đánh bom xảy ra trong ngày 22/10 nhằm vào một chiếc xe cứu thương chở đội quân y của lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen ở phía Nam tỉnh Abyan đã khiến 5 nhân viên y tế trên xe thiệt mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục