Lệnh ngừng bắn tạm thời tại Ukraine do Điện Kremlin đề xuất nhân dịp lễ Giáng sinh của Chính thống giáo hầu như không nhận được sự hưởng ứng.



Xe tăng của Ukraine bị sa lầy tại một địa điểm ở Donetsk. Ảnh: New York Times
Nhận định về lời đề xuất tạm thời đình chiến của Nga, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho rằng lệnh ngừng bắn trong 36 giờ ở Ukraine sẽ không mang ý nghĩa thúc đẩy triển vọng hòa bình. 

"Nga phải rút quân vĩnh viễn, từ bỏ quyền kiểm soát bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine", ông Cleverly viết trên mạng xã hội Twitter.

Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định họ sẽ không xem xét nghiêm túc đề xuất đó. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng khước từ lời đề nghị của Điện Kremlin. Ông cáo buộc Nga sẽ sử dụng khoảng thời gian ngừng bắn từ trưa 6/1 đến ngày 7/1 làm "vỏ bọc” để ngăn chặn bước tiến quân của Ukraine, đồng thời tiếp viện thêm vũ khí để tiếp tục các mục tiêu quân sự ở đây.  

"Chiến tranh sẽ kết thúc khi binh lính Nga rút hoặc bị đánh bật khỏi Ukraine", Tổng thống Zelensky nói thêm. Trước đó, Ukraine đã đưa ra lệnh ngừng bắn riêng trong khoảng thời gian Giáng sinh vào ngày 25/12, song đã bị Nga từ chối thẳng thừng.

Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết ông Antonio Guterres sẽ hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine nhân dịp Giáng sinh của Chính thống giáo, mặc dù hiểu rõ điều này không thể thay thế cho một nền hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. 

Tại Nhà Trắng, trả lời các phóng viên ngay sau khi Điện Kremlin đề xuất đình chiến trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng động thái của ông Vladimir Putin làm nhằm tạo khoảng trống để các binh sĩ Nga phục hồi sức lực. 

Biên tập viên quốc tế của kênh truyền hình Pháp France24, bà Angela Diffley đánh giá lời đề nghị ngừng bắn trong 36 giờ ở Ukraine của ông Putin là một "chiến thắng về mặt tuyên truyền". Bà Diffley nói: "Đó chắc chắn là một chiến thắng về mặt tuyên truyền mà ông Putin có thể làm được vào lúc này, khi mọi thứ không diễn ra theo ý định của Moksva”.

Trong những ngày gần đây, Ukraine tuyên bố đã sử dụng pháo tầm xa để gây thương vong lớn cho một số điểm tập trung quân của Nga ở phía sau chiến tuyến và phía Moskva đã lên tiếng xác nhận thương vong. Bà Tatiana Stanovaya, nhà phân tích chính trị người Nga, cho rằng ông Putin có thể đang cố gắng tránh một thảm họa khác lặp lại trong kỳ nghỉ này. 

Lời đề nghị tạm thời đình chiến của Nga được đưa ra vài giờ sau khi người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill kêu gọi ngừng bắn để cho phép các tín đồ ở cả hai bên chiến tuyến được dự lễ nhà thờ. Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã điện đàm với người đồng cấp Vladimir Putin và đưa ra lời kêu gọi tương tự. 


                            TheoBaotintuc

Các tin khác


Nhật Bản cam kết duy trì hòa bình và an ninh thế giới

Ngày 3/1, trong buổi lễ thượng cờ tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), đánh dấu thời điểm Nhật Bản giữ vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong nhiệm kỳ 2 năm, Đại sứ Nhật Bản tại LHQ Kimihiro Ishikane cho biết nước này sẽ nỗ lực duy trì hòa bình và an ninh của thế giới trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay.

Trung Quốc giám sát nước thải để đánh giá dịch bệnh

Trước tình hình số ca bệnh tăng cao, Trung Quốc đã cho thí điểm giám sát nước thải tại các đô thị lớn như thành phố Bắc Kinh, Thâm Quyến.

500 người tử vong mỗi tuần vì sự chậm trễ của bệnh viện ở Anh

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh hiện đang vật lộn với tác động của các cuộc đình công và dịch cúm bùng phát nghiêm trọng ở nước này.

Mỹ - Hàn Quốc không thảo luận tập trận hạt nhân

 Ngày 2/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ hiện không thảo luận với Hàn Quốc về các cuộc tập trận hạt nhân chung.

Mỹ khẳng định ngăn chặn mọi cuộc tấn công nhằm vào Quốc hội

Lực lượng Cảnh sát tại Đồi Capitol (USCP) ở thủ đô Washington đã sẵn sàng ứng phó bất cứ cuộc tấn công nào có thể xảy ra trong tương lai nhằm vào tòa nhà Quốc hội Mỹ.

IMF cảnh báo một mùa đông gian khó tại châu Âu

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo, châu Âu sẽ phải đối mặt một mùa đông gian khó và tình trạng này thậm chí nghiêm trọng hơn vào mùa lạnh năm tới khi Liên minh châu Âu (EU) tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Người đứng đầu IMF cho rằng, đối với hầu hết nền kinh tế thế giới, 2023 sẽ là một năm khó khăn bởi ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, EU và Trung Quốc đều tăng trưởng chậm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục