Ngày 9/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất trong lịch sử Malawi đã khiến 1.210 người tử vong, trong khi vaccine phòng bệnh hiện rất khan hiếm.
Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại một cơ sở y tế ở Lilongwe, Malawi. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia châu Phi này đang phải ứng phó với đợt bùng phát dịch tả trầm trọng nhất từ trước tới nay khi ghi nhận gần 37.000 ca nhiễm bệnh kể từ tháng 3 năm ngoái.
Tuyên bố của WHO nêu rõ dịch bệnh đang lây lan tại 27 trong tổng cộng 29 huyện của Malawi. Số ca mắc trong tháng 1 năm nay đã tăng 143% so với tháng 12 trước đó.
WHO cảnh báo trước tình hình số ca bệnh tăng mạnh trong tháng qua, cơ quan này lo ngại rằng đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi nếu không có các biện pháp can thiệp quyết liệt.
WHO cũng chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại Malawi đang xảy ra trong bối cảnh gia tăng các đợt bùng phát dịch tả trên toàn thế giới, điều này đã làm hạn chế nguồn cung vaccine phòng bệnh, cũng như các bộ xét nghiệm và thuốc điều trị.
WHO cho biết thêm giới chức y tế hiện đã tiếp cận được khoảng 96,8% dân số Malawi đang sinh sống tại các cộng đồng có nguy cơ nhiễm bệnh và các cộng đồng đang phải gồng mình ứng phó với dịch tả.
Ngoài việc phòng bệnh bằng tiêm vaccine, WHO nhấn mạnh nhà chức trách nước sở tại đang thực hiện nhiều nỗ lực nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh và cơ hội sử dụng nước sạch thông qua khử trùng bằng clo tại từng hộ gia đình ở những cộng đồng và ở các huyện có dịch, bên cạnh nhiều biện pháp khác.
WHO đánh giá nguy cơ lây lan tại Malawi và các nước láng giềng là "rất cao". Nhiều ca mắc bệnh tả cũng đã được ghi nhận tại khu vực biên giới Mozambique.
Ngày 8/2 vừa qua, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết dịch tả đang bùng phát tại 23 quốc gia trên thế giới và trên 20 nước có chung biên giới trên bộ với các quốc này có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Ông cảnh báo trên 1 tỷ người trên toàn thế giới có nguy cơ trực tiếp nhiễm phẩy khuẩn tả.
TheoBaotintuc
Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga cho biết có ít nhất 5 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương trong vụ nổ bình gas xảy ra ngày 7/2 tại một tòa nhà chung cư ở vùng Tula, phía Tây nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 7/2 ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng tại 10 tỉnh phía Đông Nam của nước này vừa chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của trận động đất độ lớn 7,8.
Giá vàng châu Á tăng trong chiều 7/2, khi các nhà giao dịch chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell vào cuối ngày để tìm kiếm những gợi ý về kế hoạch tăng lãi suất trong tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Số người chết tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vài giờ qua tăng thêm 460 trường hợp, nâng tổng số người tử vong lên 3.381. Trong khi đó, số người chết tại Syria là 1.559. Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố quốc tang 7 ngày để tưởng niệm các nạn nhân.
Tối 6/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ để quốc tang 7 ngày tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau thảm họa động đất xảy ra trước đó cùng ngày.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 2.300 người thiệt mạng trong trận động đất mạnh xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Dự báo, con số thương vong sẽ tiếp tục tăng.