Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/4 cho biết một người phụ nữ mắc virus cúm gia cầm H3N8 đã tử vong tại Trung Quốc. Đây là trường hợp tử vong ở người đầu tiên do chủng cúm gia cầm này.

Chú thích ảnh

Các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người thường do tiếp xúc với gia cầm sống hoặc chết nhiễm bệnh. Ảnh: AFP

Người phụ nữ tử vong là một công dân 56 tuổi tại tỉnh Quảng Đông ở Đông Nam Trung Quốc. WHO cho biết người phụ nữ này đổ bệnh vào ngày 22/2, nhập viện do viêm phổi nặng vào 3/3 và tử vong ngày 16/3.

Vào ngày 11/4, WHO cũng nêu rõ: "Bệnh nhân có nhiều bệnh nền. Bà có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống trước khi phát bệnh và có tiền sử chim hoang dã xuất hiện quanh nhà bà. Không có trường hợp nào tiếp xúc gần với ca bệnh bị nhiễm virus hoặc có triệu chứng bệnh tại thời điểm báo cáo”.

WHO nhấn mạnh chưa rõ chính xác nguồn lây nhiễm H3N8 của nữ bệnh nhân này và liệu nó có liên quan đến những virus cúm gia cầm khác đang lưu hành trong các loài động vật hay không. WHO cũng kêu gọi tiến hành thêm điều tra.

Tờ Guardian (Anh) đưa tin từ năm 2022 đã có 3 trường hợp mắc H3N8 được ghi nhận tại Trung Quốc.

H3N8 lần đầu tiên lưu hành là từ năm 2002, được phát hiện ở loài chim nước tại Bắc Mỹ. Chủng cúm này còn lây lan sang cả ngựa, chó và hải cẩu. H3N8 không được phát hiện ở người cho đến khi có hai trường hợp ở Trung Quốc ghi nhận mắc vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Trong 2 ca nhiễm này, có một trường hợp rơi vào tình trạng nặng, trường hợp khác chỉ ốm nhẹ. WHO cho biết cả 2 trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm mắc bệnh.

WHO cũng thông báo: "Có vẻ như loại virus này không có khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người và do đó nguy cơ lây lan giữa người với người ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế là thấp”. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát toàn cầu để phát hiện những thay đổi liên quan đến các virus cúm đang lưu hành có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người hoặc động vật bởi virus cúm có bản chất không ngừng phát triển.

Các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người thường bắt nguồn từ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm. WHO cho biết nhiễm cúm động vật có thể dẫn đến các bệnh từ đau mắt đỏ đến các triệu chứng giống cúm nhẹ, đến bệnh hô hấp cấp tính nặng hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng về đường tiêu hóa hoặc thần kinh đã được ghi nhận nhưng rất hiếm.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục