Báo cáo của Tập đoàn quản lý tài sản toàn cầu Janus Henderson ngày 23/5 cho thấy số tiền chi trả cổ tức trên toàn cầu đã ở mức cao kỷ lục trong quý I/2023, bất chấp những biến động trên thị trường tài chính kinh doanh toàn cầu.


Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo báo cáo của Tập đoàn Janus Henderson có trụ sở tại Anh, trong quý I/2023, các công ty trên thế giới đã chi trả cổ tức cho các cổ đông ở mức cao kỷ lục 326,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, 95% số công ty toàn cầu giữ nguyên hoặc tăng mức chi trả cổ tức trong quý đầu tiên. Các ngân hàng, tập đoàn dầu khí và sản xuất xe hơi đóng góp đa số vào mức tăng trưởng này.

Đáng chú ý, các nhà sản xuất xe hơi trong năm nay chi trả cổ tức cao gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhà sản xuất Volkswagen (Đức) chỉ cần sử dụng doanh thu từ cổ phiếu niêm yết hãng xe Porsche là đủ để thanh toán 6,3 tỷ USD tiền cổ tức.

Báo cáo cũng cho thấy giá trị cổ tức đặc biệt trả một lần tăng 28,8 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2023, mức cao thứ hai được ghi nhận từ quý I/2014. Trong đó, hãng sản xuất xe hơi Ford (Mỹ) và Volkswagen chiếm hơn 30% mức tăng trưởng này.

Ông Ben Lofthouse, người đứng đầu Bộ phận đánh giá thu nhập chi trả cổ tức toàn cầu của Janus Henderson, cho biết lượng cổ phiếu chi trả trong 3 tháng đầu năm nay rất ấn tượng, bất chấp kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát và lãi suất tăng cao, trong khi tác động của các cuộc xung đột và các biện pháp hạn chế do đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Janus Henderson dự báo chi trả cổ tức sẽ chạm mốc 1.600 tỷ USD vào cuối năm nay.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Italy: Sân bay tại Catania ngừng hoạt động do núi lửa phun trào

Ngày 21/5, các chuyến bay đến và đi từ thành phố Catania, phía Đông vùng Sicily của Italy đều phải hủy bỏ sau khi núi lửa Etna phun tro bụi bao phủ toàn bộ đường băng ở sân bay của thành phố.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tập trung vào nhiều vấn đề toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc chiều 21/5 sau 3 ngày làm việc. Cùng với 8 quốc gia khách mời, hội nghị thượng đỉnh G7 lần này đã thảo luận một loạt vấn đề nóng trên thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu ứng phó bệnh truyền nhiễm

Ngày 20/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt một mạng lưới toàn cầu để giúp nhanh chóng phát hiện mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm, như COVID-19, và chia sẻ thông tin để ngăn chặn sự lây lan của những dịch bệnh này.

Đàm phán về trần nợ công của Mỹ lâm vào bế tắc

Ngày 19/5, tiến trình đàm phán về trần nợ công của Chính phủ Mỹ đã rơi vào bế tắc sau khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đổ lỗi cho Nhà Trắng không có động thái cắt giảm chi tiêu.

Điều kiện tín dụng thắt chặt có thể giúp FED tạm dừng tăng lãi suất

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell ngày 19/5 nhận định chính sách thắt chặt các điều kiện tín dụng do những căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng có thể giúp cơ quan này không phải tăng lãi suất ở mức quá cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục