Số cặp đôi kết hôn tại Trung Quốc trong năm 2022 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này tiến hành thống kê chính thức.


Chỉ có 6,83 triệu cặp đôi kết hôn tại Trung Quốc năm 2022.

Tờ báo địa phương Yicai hôm 11/6 dẫn số liệu từ Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết chỉ có 6,83 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn trong năm 2022, giảm 800.000 cặp so với năm trước đó.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin tình trạng giảm số cặp kết hôn trong năm 2022 duy trì xu hướng đã diễn ra trong thập niên qua. Bên cạnh đó, nó còn bị ảnh hưởng bởi quãng thời gian áp dụng quy định phong tỏa phòng dịch nghiêm ngặt tại nước này.

Một số tỉnh tại Trung Quốc đã kéo dài thời gian nghỉ có trả lương cho các cặp đôi mới kết hôn.

Cùng thời điểm, giới chức Trung Quốc cũng phải "đau đầu" xử lý tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa.

Năm 2022, dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong 6 thập niên. Diễn biến này được coi là dấu mốc khởi đầu của một thời kỳ dài giảm dân số. Tỷ lệ sinh tại Trung Quốc năm 2022 giảm xuống còn 6,77 ca sinh trên 1.000 người trong khi con số này năm 2021 là 7,52 ca sinh trên 1.000 người.

Khoảng 9,56 triệu trẻ sơ sinh ra đời vào năm 2022, trong khi năm trước đó là 10,62 triệu trẻ. Các nhà hoạch định chính sách ngày càng lo ngại về tác động mà cuộc khủng hoảng nhân khẩu học có thể gây ra đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Nhiều nhà nhân khẩu học cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ "giàtrước khi giàu” bởi lực lượng lao động giảm còn chính phủ phải chi nhiều tiền hơn cho dân số cao tuổi ngày càng đông.

Để khuyển khích các cặp đôi kết hôn và tăng tỷ lệ sinh, trong tháng 5, Trung Quốc thông báo sẽ triển khai dự án thí điểm tại 20 thành phố để hình thành văn hóa kết hôn và sinh con "thời đại mới”.

Global Times đánh giá dự án thí điểm này tập trung vào khuyến khích kết hôn, sinh con ở độ tuổi phù hợp, khích lệ các bậc cha mẹ chia sẻ trách nhiệm nuôi con và xử nạn "tiền sính lễ” cao chót vót. Tiền sính lễ là phong tục lâu đời ở Trung Quốc, trong đó nhà trai phải đưa cho gia đình nhà gái một khoản tiền trước khi kết hôn.

Reuters cho biết các thành phố nằm trong dự án thí điểm bao gồm Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông và Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục