Rào cản thương mại gia tăng, dân số già đi và sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo có thể làm tăng áp lực lạm phát toàn cầu trong những năm tới, khiến các ngân hàng trung ương của các nước gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu lạm phát.


Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hãng tin AP, mối lo ngại trên là chủ đề được nhắc đến trong một số bài phát biểu và nghiên cứu kinh tế cấp cao trình bày trong hai ngày 25-26/8 tại hội nghị thường niên của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Jackson Hole, Wyoming (Mỹ).

Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế toàn cầu đã và đang hướng tới sự hội nhập sâu rộng hơn, hàng hóa được lưu chuyển tự do hơn giữa Mỹ và các đối tác thương mại. Sản xuất ở nước ngoài với mức lương thấp hơn cho phép người Mỹ được hưởng hàng hóa rẻ tiền và giữ lạm phát ở mức thấp, mặc dù điều này phải trả giá bằng việc làm trong lĩnh vực sản xuất ở Mỹ.

Tuy nhiên, kể từ đại dịch COVID-19, xu hướng đó có dấu hiệu đảo ngược. Các tập đoàn đa quốc gia đang chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Thay vào đó, họ tìm cách sản xuất nhiều mặt hàng hơn – đặc biệt là chất bán dẫn, rất quan trọng cho sản xuất ô tô và hàng điện tử – ở Mỹ, với sự khuyến khích từ các khoản trợ cấp lớn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Đồng thời, đầu tư quy mô lớn vào năng lượng tái tạo có thể gây ra gián đoạn, ít nhất là tạm thời, bằng cách tăng vay nợ của chính phủ và nhu cầu về nguyên liệu thô, từ đó làm tăng lạm phát. Phần lớn dân số thế giới đang già đi và người già ít có khả năng tiếp tục làm việc. Những xu hướng đó có thể đóng vai trò là những cú sốc về nguồn cung, tương tự như tình trạng thiếu hàng hóa và lao động đã đẩy nhanh lạm phát trong quá trình phục hồi sau cuộc suy thoái do đại dịch.

Trong một bài phát biểu ngày 25/8, Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), cho biết: "Môi trường mới sẽ tạo tiền đề cho những cú sốc giá lớn hơn những gì chúng ta đã thấy trước đại dịch. Nếu chúng ta phải đối mặt với nhu cầu đầu tư cao hơn và hạn chế về nguồn cung lớn hơn, chúng ta có thể thấy sức ép về giá mạnh hơn ở các thị trường như hàng hóa, đặc biệt là đối với kim loại và khoáng sản rất quan trọng trong công nghệ xanh”.

Điều này sẽ gây khó khăn cho ECB, Fed và các ngân hàng trung ương khác có nhiệm vụ kiểm soát mức tăng giá. Gần như tất cả các ngân hàng trung ương vẫn đang nỗ lực kiềm chế tình trạng lạm phát cao gia tăng bắt đầu từ đầu năm 2021 và thực trạng này mới chỉ lắng xuống một phần.

Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận định trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng ta đang sống trong thế giới mà chúng ta có thể lường trước được nhiều cú sốc về nguồn cung lớn hơn. Tất cả những xu hướng khiến việc sản xuất sản phẩm trở nên khó khăn hơn và tốn kém hơn. Đó chắc chắn là việc mà các ngân hàng trung ương không thích nhất”.

Sự thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu cũng thu hút được quan tâm trong các cuộc thảo luận ngày26/8 tại hội nghị Jackson Hole. Laura Alfaro, nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh Harvard, đã có bài phát biểu cho rằng sau nhiều thập kỷ tăng trưởng, tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm 5% từ năm 2017 đến năm 2022. Bà chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do Mỹ áp đặt thuế quan lên hàng hoá Trung Quốc và những nỗ lực của nước này trong việc tìm kiếm các nguồn hàng hóa và linh kiện khác sau khi Trung Quốc ngừng hoạt động vì đại dịch COVID-19.

Những hàng nhập khẩu đó phần lớn đến từ các quốc gia khác như Việt Nam, Mexico - những quốc gia có quan hệ tốt hơn với Mỹ so với Trung Quốc, tạo nên xu hướng mới được gọi là "kết bạn”.

"Chúng ta vẫn chưa phi toàn cầu hóa. Chúng ta đang chứng kiến một ‘sự tái phân bổ tuyệt vời’” sắp xuất hiện khi các mô hình thương mại thay đổi”, bà Alfaro lưu ý rằng cũng có những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang muốn đưa một số hoạt động sản xuất trở lại. Alfaro cho biết Mỹ đang nhập khẩu nhiều linh kiện và hàng chưa hoàn thiện hơn so với trước đại dịch, bằng chứng cho thấy nhiều công đoạn lắp ráp cuối cùng đang diễn ra trong nước.

Tuy nhiên, nhà kinh tế Alfaro cảnh báo sự tái phân bổ trong mô hình thương mại cũng mang lại những mặt trái. Trong 5 năm qua, giá hàng hóa từ Việt Nam và Mexico sang Mỹ đã tăng lần lượt khoảng 10% và 3%, làm tăng thêm áp lực lạm phát.


Theo TTXVN

Các tin khác


Chủ tịch Fed cảnh báo tiếp tục tăng lãi suất

Trong bài phát biểu ngày 25/8, Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell kêu gọi cần tiêp tục cuộc chiến chống lạm phát và cảnh báo việc tăng lãi suất có thể vẫn chưa dừng lại.

Ấn Độ và hành trình chinh phục vũ trụ

Như lời Lão Tử: "Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân", hành trình chinh phục vũ trụ của New Delhi đã được Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru vô cùng chú trọng, khi ông và nhà khoa học Vikram Sarabhai thành lập Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Ấn Độ (INCOSPAR) năm 1962.

Chinh phục Mặt Trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ

Cuộc đổ bộ thành công của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên Mặt Trăng không phải là sự kết thúc mà là bước khởi đầu cho các sứ mệnh không gian của Ấn Độ.

Trên 200.000 người chạy trốn sang Nam Sudan do xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 23/8, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết tính đến hết tháng 7, các cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã buộc 202.263 người phải vượt qua biên giới nước này để đến Nam Sudan.

Lý do ngày càng nhiều người già Hàn Quốc chọn hưởng lương hưu sớm

Mặc dù số tiền nhận được hàng tháng sẽ ít hơn nhưng ngày càng có nhiều người cao tuổi Hàn Quốc chọn cách nhận lương hưu trước độ tuổi quy định.

Loại gió nóng kỳ dị có thể góp phần ''thổi bùng'' các đợt nắng nóng và cháy rừng

Những cơn gió "máy sấy tóc" đã phần nào khiến một số đợt nắng nóng và cháy rừng thêm tàn khốc trong năm nay. Chúng có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục