Pháo binh Ukraine khai hỏa trong cuộc giao tranh ác liệt gần Bakhmut, Ukraine hồi tháng 4.
"Cuộc xung đột chắc chắn sẽ kéo dài đến năm 2035”, đài RT (Nga) dẫn tuyên bố củaông Arestovich trong một cuộc phỏng vấn. Theo ông, giai đoạn xung đột căng thẳng sẽ diễn racho đến thời điểm đó.
Tuy nhiên, ông lập luận rằng cuộc đối đầu không nhất thiết phải mang tính chất quân sự. Hai bên có thể đạt được lệnh ngừng bắn hoặc chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch, nhưng xung đột sau đó sẽ tiếp tục trên các mặt trận ngoại giao, tình báo, kinh tế và thông tin.
"Ukraine phải làm quen với việc sống trong tình trạng bị đe dọa quân sự thường xuyên và duy trì tình trạng cảnh báo nâng cao”, ông Arestovich nói, đồng thời đề xuất Kiev nên học hỏi kinh nghiệm từ Israel nếu muốn thích nghi với hoàn cảnh này. Theo cựu cố vấn của Tổng thống Zelensky, một cuộc chiến tranh hoặc sự cố biên giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả sau khi cuộc chiến hiện tại kết thúc.
Ông Arestovich cho biết ông từng đưa ra dự báo về thời điểm kết thúc xung đột ở Ukraine vào tháng 4/2022, chỉ hai tháng sau sau khi xung đột nổ ra. Ông cho biết tuyên bố của ông đã gây sốc cho mọi người vào thời điểm đó.
Trước đó, hôm 19/9, hãng Bloomberg đưa tin Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự đoán cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài thêm 6 đến 7 năm nữa. Nguyên nhân khiếnxung đột kéo dài là do cuộc phản công của Ukraine diễn ra chậm chạp, khiến phương Tây hạ thấp kỳ vọng.
Nguồn tin nhấn mạnh các đồng minh của Kiev sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi nỗ lực duy trì hỗ trợ cho Ukraine. Trong đó, Kiev có thể phải vật lộn với tình trạng thiếu nguồn cung vũ khí từ phương Tây và tổn thất nhân sự ngày càng gia tăng. Theo các quan chức phương Tây, bất chấp viễn cảnh tồi tệ này, Kiev và các đồng minh vẫn phản đối đàm phán và không sẵn lòng chấp nhận bất kỳ giải pháp nào với Moskva, nếu giải pháp đó không bao gồm việc quân đội Nga rút hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán này phải tính đến lợi ích của Nga và "thực tế trên thực địa”. Theo đó, Ukraine phải chấp nhận 4 vùng lãnh thổ cũ của nước này sáp nhập Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2022.
Bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc Hôm 23/9, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng nhấn mạnh Moskva sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình, nhưng sẽ không xem xét bất kỳ đề xuất ngừng bắn nào, vì trước đó họ đã bị "lừa dối”.