Ngày 14/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa.


Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Dự luật trên sẽ gia hạn nguồn tài trợ của chính phủ đến giữa tháng 1/2024. Hiện văn bản pháp luật này đang được chuyển đến Thượng viện xem xét thông qua, nơi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng ủng hộ.

Để ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ, Thượng viện và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát phải thông qua dự luật trên để Tổng thống Joe Biden có thể ký ban hành thành luật trước khi nguồn tài trợ hiện tại cho các cơ quan liên bang hết hạn vào nửa đêm 17/11 tới.

Dự luật chi tiêu tạm thời sẽ mở rộng nguồn tài trợ của chính phủ ở mức hiện tại đến năm 2024, giúp các nhà lập pháp có thêm thời gian để xây dựng các dự luật chi tiêu chi tiết, trong mọi lĩnh vực từ quân đội đến nghiên cứu khoa học. Dự luật sẽ gia hạn tài trợ cho xây dựng quân sự, phúc lợi cho cựu chiến binh, giao thông, nhà ở, phát triển đô thị, nông nghiệp, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), cũng như các chương trình năng lượng và nước cho đến ngày 19/1/2024. Tài trợ cho tất cả các hoạt động liên bang khác - bao gồm cả quốc phòng - sẽ hết hạn vào tháng 2/2.

Với tỷ lệ ủng hộ 336-95, dự luật trên được coi là chiến thắng dành cho tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, người vừa được bầu vào vị trí này chưa đầy 3 tuần trước, sau nhiều tuần hỗn loạn khiến Hạ viện không có người lãnh đạo. 

Quốc hội Mỹ đang rơi vào tình trạng bế tắc tài chính lần thứ 3 trong năm nay, sau một mùa Xuân bế tắc kéo dài nhiều tháng về khoản nợ hơn 31.000 tỷ USD của Mỹ, khiến chính phủ liên bang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Tình trạng này khiến Moody's hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của Mỹ xuống "tiêu cực" từ "ổn định", vì lo ngại rằng lãi suất cao sẽ tiếp tục đẩy chi phí vay cao hơn.

Theo TTXVN

Các tin khác


Châu Âu chật vật đối phó làn sóng di cư

Các quốc gia hứng chịu làn sóng di cư ở tuyến đầu của châu Âu đang rơi vào tình trạng quá tải khi lượng người di cư tăng vọt những tháng gần đây. Đối mặt cuộc khủng hoảng di cư đang nóng dần lên, những nước này một mặt vừa tăng cường biện pháp siết chặt quản lý dòng người nhập cư, mặt khác tìm cách phối hợp các nước trong khu vực để ngăn chặn làn sóng di cư đang "đổ bộ” châu Âu.

Chuyên gia Nga đánh giá về việc EU mở đàm phán gia nhập với Ukraine

Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine, nhưng động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng.

Lượng chất nổ Israel trút xuống Gaza có sức hủy diệt gần bằng 2 quả bom hạt nhân

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Euro-Med, Israel đã thả hơn 25.000 tấn chất nổ xuống Dải Gaza từ ngày 7/10, gần bằng sức hủy diệt của hai quả bom hạt nhân.

Ngân hàng Công Thương Trung Quốc bị tấn công mạng bằng mã độc tống tiền

Ngày 9/11, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) thông báo vừa trở thành mục tiêu của vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền, làm gián đoạn một số dịch vụ tài chính.

Điều chưa biết về chiếc máy bay Nga tự sản xuất để thay thế Airbus, Boeing

Nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Nga tuyên bố đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm của phi cơ chở khách thân rộng mới, được kỳ vọng có thể thay thế máy bay Airbus hoặc Boeing trên bầu trời nước này.

G7 không đạt được đồng thuận về lệnh cấm kim cương Nga

Theo tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao sau cuộc họp ở Tokyo hôm 8/11, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vẫn chưa đạt được đồng thuận về biện pháp trừng phạt ngành kim cương của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục