Năm 2023 là năm nóng nhất trong lịch sử, với nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng ở mức gần với giới hạn 1,5 độ C. Kết luận trên được các cơ quan theo dõi khí hậu Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 9/1.


Khói bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng tại West Kelowna, British Columbia, Canada, ngày 17/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo báo cáo của Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S), biến đổi khí hậu làm gia tăng các đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng trên khắp hành tinh, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng 1,48 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess thậm chí còn cho biết năm 2023 là năm có tất cả các ngày cao hơn 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và nhiệt độ của năm 2023 có thể vượt quá nhiệt độ của bất kỳ giai đoạn nào trong ít nhất 100.000 năm qua. 

Theo các nhà khoa học, mức tăng nhiệt độ trong gần nửa năm 2023 đã vượt 1,5 độ C - mức giới hạn được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Nếu mức tăng nhiệt vượt quá giới hạn này, tác động của khí hậu sẽ nhiều và nghiêm trọng hơn. 

Năm 2023, thế giới đã chứng kiến các đám cháy rừng lớn ở Canada, hạn hán nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi hoặc Trung Đông, các đợt nắng nóng "như thiêu như đốt" trong mùa Hè ở châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và mùa Đông ấm áp chưa từng thấy ở Australia và Nam Mỹ.

Giáo sư về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Reading, ông Ed Hawkins, cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan này sẽ tiếp diễn nghiêm trọng hơn cho đến khi con người "quay lưng hẳn" với nhiên liệu hóa thạch và đạt mức phát thải ròng bằng 0”. Ông đồng thời cảnh báo con người sẽ vẫn phải gánh chịu hậu quả trong nhiều thế hệ do không hành động ngay hiện nay. 

Cũng theo báo cáo của C3S, khoảng thời gian 12 tháng (kết thúc vào tháng 1 hoặc tháng 2/2024), nhiệt độ có thể tăng vượt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Năm 2023 chứng kiến hình thái thời tiết El Nino xuất hiện trở lại. Các nhà khoa học dự báo tác động của hình thái thời tiết này sẽ đạt đỉnh trong năm 2024, và có thể khiến nhiệt độ ở mức cao kỷ lục trong 7 tháng liên tiếp (từ tháng 6 đến tháng 12).

Theo TTXVN

Các tin khác


Nổ đường sắt Nga nằm sâu trong lãnh thổ Nga, cách biên giới Ukraine hơn 2.000 km

Một vụ nổ nhằm vào đường sắt đã xảy ra ở gần thành phố Nizhny Tagil thuộc tỉnh Sverdlovsk thuộc vùng Urals của Liên bang Nga, cách biên giới Ukraine khoảng 2.300 km về phía Đông.

Goldman Sachs: Khủng hoảng Biển Đỏ có thể đẩy giá dầu tăng gấp đôi

Tình trạng gián đoạn kéo dài ở Biển Đỏ có thể có tác động lớn đến thị trường năng lượng.

Biến đổi khí hậu gây khó cho các ''thành phố bọt biển'' Trung Quốc

Tháng 9/2023, cư dân Thâm Quyến Autumn Fang buộc phải ở nhà gần hai ngày mà không có nước hoặc điện khi cơn bão Saola đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc kèm lượng mưa kỷ lục.

Vụ Triều Tiên bắn đạn pháo: Hàn Quốc ban bố lệnh sơ tán, cảnh báo đáp trả tương xứng

Sau vụ Triều Tiên bắn khoảng 200 đạn pháo ra vùng biển phía Tây của nước này, ngày 5/1, Hàn Quốc ban bố lệnh sơ tán đối với thêm một đảo biên giới, đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả tương xứng.

Ukraine nã pháo tấn công thành phố Nga 7 ngày liên tiếp

Thành phố biên giới Belgorod của Nga đã trở thành mục tiêu tấn công của pháo binh Ukraine ngày thứ 7 liên tiếp.

Ai Cập tái khẳng định lập trường về việc thành lập nhà nước Palestine độc lập

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 3/1, tại buổi tiếp phái đoàn nghị sĩ Mỹ, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tái khẳng định nước này bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào nhằm ép buộc người Palestine phải di dời, đồng thời kêu gọi những nỗ lực nghiêm túc nhằm thành lập một nhà nước Palestine độc lập theo các nghị quyết quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục