Phóng viên TTXVN tại châu Phi cho biết Mỹ đã công bố khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 315 triệu USD cho người dân Sudan vốn đang phải đối mặt với nạn đói, đồng thời hối thúc các bên tham chiến tạo điều kiện cho người dân tiếp cận viện trợ nhân đạo.


Người dân chờ nhận hàng viện trợ tại trại tị nạn ở Gedaref, Sudan ngày 19/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Gói viện trợ của Mỹ sẽ bao gồm thực phẩm, nước uống, các thiết bị sàng lọc và điều trị khẩn cấp tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em. Theo số liệu ước tính, hiện có khoảng  5 triệu người ở Sudan đang chịu cảnh đói cùng cực, trong khi 2 triệu người Sudan tị nạn ở các nước láng giềng cũng trong cảnh khó khăn, do các nước này cũng đang thiếu lương thực trầm trọng.

Trong một phát biểu, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield cho biết bà đã nhận được các dự báo về việc có tới hơn 2,5 triệu người ở Darfur và Kordofan, hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiến tranh, có thể sẽ chết vào cuối tháng 9. Số người này chiếm khoảng 15% dân số Sudan và nếu xảy ra, đây sẽ là một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn.

Bà Linda cho rằng thế giới cần thức tỉnh trước thảm họa đang xảy ra ngay trước mắt, đồng thời cho biết LHQ mới chỉ nhận được sự ủng hộ đáp ứng 16% mục tiêu đề ra cho Sudan, do phần lớn sự chú ý của toàn cầu đang tập trung vào dải Gaza, nơi cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ và có nguy cơ xảy ra nạn đói làm chết nhiều người.

Trong khi đó, theo người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), bà Samantha Power, Sudan đang trong tình cảnh tồi tệ hơn cả Somalia hồi năm 2011, khi có khoảng 250.000 người chết sau 3 mùa hạn hán liên tiếp. Bà Samantha nói: "Kịch bản đáng lo ngại nhất là Sudan sẽ trở thành quốc gia có nạn đói tồi tệ nhất kể từ sau nạn đói ở Ethiopia vào đầu những năm 1980 khi có tới 1,2 triệu người thiệt mạng”.

Sudan chìm trong xung đột từ tháng 4 năm ngoái khi các tướng chỉ huy quân đội và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bác bỏ kế hoạch sát nhập và bắt đầu tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ. Các cuộc giao tranh liên tiếp đã khiến việc cung cấp viện trợ cho người dân các vùng chiến sự gần như bất khả thi. Nhiều kho hàng nhân đạo, cơ sở lưu trữ ngũ cốc và giếng nước đã bị phá hủy. Trong khi đó, việc đưa hàng viện trợ từ nước láng giềng vào gặp rất nhiều khó khăn.


Theo TTXVN

Các tin khác


Hệ lụy từ cuộc đột kích giải cứu con tin của Israel

Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá cả quân đội Israel và các nhóm vũ trang Palestine có thể đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc đột kích giải cứu 4 con tin Israel ở trung tâm Gaza vào tuần trước.

Tương lai bị tước đoạt

Bất chấp cái nóng oi ả và dù ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới”, song nhiều trẻ nhỏ ở Ghana, thậm chí có những em chỉ mới 5 tuổi, đã phải dùng những con dao rựa, to gần bằng người, thu hoạch hạt cacao - vốn là nguyên liệu quan trọng để làm ra một số loại chocolate được yêu thích trên thế giới.

HĐBA thông qua nghị quyết ủng hộ đề xuất ngừng bắn ở Gaza và phản ứng của Hamas

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hôm 10/6 đã ủng hộ đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden về kế hoạch ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza trong khi Liên bang Nga bỏ phiếu trắng.

Trung Quốc chuẩn bị đón đợt nắng nóng kỷ lục

Một đợt nắng nóng lớn có thể lan rộng khắp các khu vực ở miền Bắc Trung Quốc, đẩy nhiệt độ lên mức cao kỷ lục tại một số vùng ở nước này.

Ấn Độ trải qua đợt nắng nóng dài nhất từ trước tới nay

Ngày 10/6, chuyên gia thời tiết hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài nhất từ trước đến nay, đồng thời cảnh báo thời tiết sẽ ngày càng ngột ngạt trong thời gian tới.

Báo Đức: Berlin phản đối kế hoạch gửi binh sĩ tới Ukraine của Pháp

Theo một bài viết trên báo Welt am Sonntag của Đức, Berlin sẽ không ủng hộ cũng như gia nhập đề xuất của Pháp gửi cố vấn quân sự phương Tây đến Ukraine để huấn luyện quân đội nước này trong cuộc chiến với Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục